Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường THCS chủ động thực hiện chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Theo l trình, Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 bc THCS s đưc trin khai vào năm hc 2021-2022 bt đu t lp 6. Ti TP.HCM, hin ti giáo viên THCS đã đưc tp hun trc tuyến, trc tiếp v chương trình tng th, chương trình b môn. Nhiu trưng THCS đã ch đng xây dng kế hoch tiếp cn chương trình mi ngay t năm hc này.


Nhiu trưng THCS đã ch đng xây dng kế hoch trong năm hc đón đu Chương trình GDPT 2018 (Trong hình: HS Trưng THCS An Phú (Q.2) trong mt hot đng giáo dc tri nghim)

Ch đng chun b l trình

Bắt đầu từ năm học 2020-2021, Trường THCS An Phú (Q.2) sẽ phân chia lại các tổ chuyên môn theo đúng phân phối bộ môn của Chương trình GDPT mới, bao gồm các môn học bắt buộc, tự chọn. Cụ thể, nếu như ở chương trình hiện hành, các môn lý, hóa, sinh được tách biệt theo từng tổ bộ môn thì ở chương trình mới, các môn học này trở thành môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên, do đó được nhà trường gộp lại thành tổ khoa học tự nhiên. Tương tự, các môn lịch sử, địa lý, GDCD sẽ được gộp lại thành tổ khoa học xã hội. Các bộ môn mỹ thuật, nhạc, công nghệ được gộp lại thành tổ công nghệ và nghệ thuật.

“Đi cùng với việc phân chia lại tổ bộ môn, sinh hoạt tổ chuyên môn trong năm học tới nhà trường cũng sẽ đi theo đúng tinh thần của chương trình mới. Tức là sẽ lồng ghép theo dạy học chủ đề, tăng cường dạy học theo định hướng STEM và trải nghiệm. Hướng chủ động này sẽ giúp thầy cô bớt bỡ ngỡ khi chương trình mới được áp dụng, đồng thời cũng là đón đầu cho các lớp tập huấn tiếp theo”, cô Mai Thị Thu – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ.

Ngoài sắp xếp lại tổ chuyên môn, cô Thu cho biết, trong kế hoạch giáo dục, nhà trường cũng đã có dự kiến nhân sự phụ trách các lớp 6 cho chương trình mới. Ngay cả những bộ môn mới đưa vào chương trình 2018, nhà trường cũng dự trù sẵn các kế hoạch để không bị động.

Trong khi đó, tại Trường THCS Ngô Chí Quốc (Q.Thủ Đức), song song tập huấn bộ môn, để chuẩn bị cho chương trình mới, mỗi giáo viên bộ môn của trường đều phải tập huấn thêm từ 1-2 bộ môn tham khảo. Theo thầy Hồ Lâm Quang Thảo – Hiệu trưởng nhà trường, điều này sẽ giúp giáo viên có sự hình dung rõ hơn trong quá trình thực hiện, chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch giảng dạy liên môn, chủ đề. Tinh thần đổi mới, linh hoạt, tăng tính trải nghiệm, hướng tới phát triển năng lực của HS trong Chương trình GDPT 2018 luôn được nhà trường đưa vào sinh hoạt trong các tổ chuyên môn để các thầy cô thấm nhuần, nắm bắt. Hiện tại, các nhà trường được chủ động trong thiết kế tiến trình dạy học nên trong năm học tới, nhà trường sẽ tăng cường dạy học theo chủ đề, chuyên đề, đảm bảo nội dung chương trình để tăng tính chủ động của giáo viên. Nhà trường cũng sẽ đưa các nội dung đổi mới vào trong Nghị quyết 03 để khuyến khích, tạo động lực cho thầy cô phấn đấu… Trong năm học tới, trường sẽ trang bị một phòng tin học, tăng cường đưa CNTT vào trong giảng dạy.

Ở một số đơn vị THCS khác, dựa vào đặc thù HS, điều kiện nhà trường cũng đã rất mạnh dạn đưa một số hoạt động trải nghiệm mới như GD STEM, lập trình vào trong chương trình giảng dạy. Chính những đổi mới này sẽ tạo tiền đề để mỗi đơn vị xây dựng được hướng đi cụ thể khi chương trình mới được triển khai.

Còn lm băn khoăn

Dù chủ động chuẩn bị lộ trình cho Chương trình GDPT 2018 từ cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng kế hoạch giảng dạy, tiếp tục đưa các phương pháp dạy học tích cực đón đầu. Dù vậy, lãnh đạo các trường vẫn bày tỏ những băn khoăn xung quanh chương trình mới.

“Trước mắt nhà trường vẫn phải tuyển thêm giáo viên ở các bộ môn theo chương trình hiện hành do thiếu giáo viên trong năm học mới. Thế nhưng, khi áp dụng vào chương trình mới, những bộ môn theo hướng tự chọn sẽ được sắp xếp thế nào, ra sao để không dư thừa nguồn nhân lực. Ngoài ra, đối với các bộ môn mới trong Chương trình GDPT 2018 như Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục quốc phòng và an ninh nếu như không có kế hoạch tuyển chọn giáo viên hoặc là bồi dưỡng một cách song song thì các trường sẽ rất khó để có đủ giáo viên khi chương trình mới đi vào thực hiện”, hiệu trưởng một trường THCS Q.3 trăn trở.

Phân tích nội dung giáo dục trong Chương trình GDPT 2018, cô Mai Thị Thu cũng băn khoăn trong việc đưa môn ngoại ngữ 2 vào giảng dạy. Cô Thu cho rằng, ở những trường THCS đã đưa ngoại ngữ 2 vào giảng dạy từ chương trình hiện hành thì sẽ là thuận lợi khi triển khai chương trình mới. Nhưng với những đơn vị đang nghiên cứu đưa vào dạy theo chương trình mới thì lại là bài toán khó như lựa chọn ngoại ngữ nào vào giảng dạy cho phù hợp, giáo viên ở đâu…

Cũng theo cô Thu: “Đối với hoạt động giáo dục bắt buộc trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình mới có thời lượng lên tới 4 tiết/tuần nhưng trong tập huấn, giáo viên lại chưa được hướng dẫn cụ thể. Trong chương trình hiện hành, chỉ HS lớp 9 mới được hướng nghiệp. Còn trong chương trình mới thì trải nghiệm hướng nghiệp được đẩy mạnh ngay từ lớp 6. Như vậy, nếu thầy cô, nhà trường chưa có một hình dung nào về hoạt động này để có hướng triển khai ngay từ năm học 2020-2021 thì tới đây sẽ rất khó để tiệm cận khi chương trình mới được triển khai…”.

Tại TP.HCM, vài năm trở lại đây, việc đổi mới ở bậc THCS từ đổi mới trong thiết kế bài học, đổi mới trong kiểm tra đánh giá đã được nhiều đơn vị thực hiện song chưa có sự đồng bộ. Ở nhiều trường, giáo viên còn quan điểm “nước chưa đến chân chưa nhảy”, còn quá chú trọng vào giảng dạy kiến thức mà quên đi việc đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng cho HS. Trong khi đó, chương trình mới chú trọng vào tính sáng tạo, chủ động của từng giáo viên, từng đơn vị nhà trường, đòi hỏi cao sự linh hoạt trong tiếp cận HS.

“Hiện nay, giáo viên mới bước đầu nắm được tinh thần của chương trình mới. SGK mới dù được nhắc đến nhiều nhưng giáo viên vẫn chưa được tiếp cận thì chưa thể nào hình dung được, nhất là ở những bộ môn được gộp lại thành môn học lựa chọn. Vì vậy, hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ sớm công bố SGK mới để thầy cô nghiên cứu, dễ dàng hơn trong thiết kế hoạt động giảng dạy đón đầu…”, thầy Đinh Văn Trịnh – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải, Q.12 – nói.

Bài, ảnh: Lan Đ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)