Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đa dạng phương thức xét tuyển ĐH: Thí sinh phải thận trọng khi đăng ký

Tạp Chí Giáo Dục

Thng kê cho thy, hin có khong 20 phương thc xét tuyn đu vào ĐH mà các trưng đang áp dng. Tương t năm trưc, thí sinh năm nay đưc đăng ký nhiu phương thc xét tuyn và không gii hn sng nguyn vng. Tuy vy, theo d kiến, thí sinh ch trúng tuyn mt nguyn vng, vic này đòi hi các em phi thn trng khi đăng ký.


Thí sinh tham d k thi đánh giá năng lc đt 2 vào ĐH Quc gia TP.HCM ti đim thi Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM ngày 22-5

Theo đề án tuyển sinh của các trường ĐH, năm nay có nhiều phương thức tuyển sinh được áp dụng như: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội; xét học bạ THPT; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tổ chức kỳ thi riêng… Đây cũng chính là những phương thức tuyển sinh được các trường áp dụng phổ biến ở những năm trước. Hiện nay, thí sinh cũng đã hoàn tất nhiều đợt thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều trường ĐH đã công bố ngưỡng xét tuyển đầu vào và nhận đăng ký xét tuyển của thí sinh đối với phương thức xét kết quả thi này. Phương thức xét học bạ THPT đã và đang được nhiều trường ĐH tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển theo nhiều đợt.

Theo Dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, các phương thức tuyển sinh khác nhau đều được lọc ảo chung trên cùng một hệ thống. Dù vậy, các trường vẫn có thể xét tuyển sớm và thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển đối với nhiều phương thức (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT). Song thời gian các trường công bố danh sách trúng tuyển và yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học có thể chậm hơn 2-3 tuần so với các năm trước. Thí sinh vẫn có thể xét tuyển và biết được khả năng mình trúng tuyển vào nhiều trường (mà không làm giảm cơ hội trúng tuyển của các em). Tuy nhiên, điểm khác là thông qua lọc ảo chung, mỗi thí sinh chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng mà các em ưu tiên nhất, trong khi các năm trước thí sinh được trúng tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều phương thức.

TS. Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cho hay, với việc có nhiều phương thức xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ; đồng thời tất cả các phương thức phải được khai báo trên cổng thông tin xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT như dự kiến năm nay thì thí sinh cần lưu ý một số nội dung. Cụ thể, ở các phương thức khác với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đăng ký trước với cơ sở đào tạo nơi các em muốn vào học. Khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT, thí sinh phải đặt các thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp đồng thời cho tất cả các phương thức. Đặc biệt, nếu thí sinh chắc chắn chọn nguyện vọng nào đó mà mình đã trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm như xét học bạ chẳng hạn thì phải đặt ở thứ tự cao nhất (nguyện vọng 1). Thí sinh nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ các phương thức xét tuyển của mỗi trường và ngành mà mình muốn xét tuyển để khoanh vùng các nguyện vọng; tránh việc đăng ký dàn trải, thiếu tập trung.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) nhận định, thống kê cho thấy có khoảng 20 phương thức xét tuyển đầu vào ĐH. Tuy nhiên, thực tế các phương thức chủ yếu tập trung là: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, tuyển thẳng… Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển trong một ngành, phân bổ số lượng chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển trong cùng một ngành chưa hợp lý có thể dẫn đến những hệ quả không tốt trong dư luận xã hội. Đơn cử như năm 2021, một số ngành có điểm trúng tuyển cao bất thường, thí sinh 30 điểm vẫn không trúng tuyển. Để công tác tuyển sinh năm 2022 đảm bảo hiệu quả, công bằng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH cần khai báo thông tin xét tuyển của các phương thức lên trang thi và tuyển sinh để thí sinh đăng ký. Ngoài ra, các trường cần công khai đề án, kế hoạch tuyển sinh theo đúng quy chế. Đồng thời, xác định và giải trình về các phương thức tuyển sinh, các tổ hợp xét tuyển theo yêu cầu của ngành đào tạo; xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như chịu trách nhiệm giải trình với các bên liên quan.

Mặt khác, dự kiến quy chế tuyển sinh cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc giữ ổn định đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bãi bỏ thì phải có lộ trình. Ví dụ, không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành mỗi năm; không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường…

Thc Trân

Bình luận (0)