Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm từ thói quen ăn cơm nguội

Tạp Chí Giáo Dục

Thói quen ăn cơm nguội đã tồn tại từ lâu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mà chúng ta không thể lường trước.
Ăn cơm nguội dễ gây tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cơm nguội vẫn còn chứa khá nhiều tinh bột. Nếu quá lạm dụng cơm nguội trong bữa ăn hàng ngày, tinh bột vẫn sẽ được đưa vào cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, khả năng giảm cân của kháng tinh bột bị hạn chế, thậm chí, nếu ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến tăng cân.
Có thể gây ung thư
Theo Bách khoa sức khoẻ, rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột. Khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Có hại cho đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia cảnh báo cơm nguội để trên 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra các loại độc tố cực có hại cho đường tiêu hóa. Nếu cơm không được bảo quản tốt, các vi khuẩn trong không khí cũng tập trung lại đây sẽ khiến người ăn vào mắc phải một số triệu chứng như đau bụng buồn nôn đi ngoài chóng mặt đau đầu… Đặc biệt, đối với người già và trẻ em, chức năng tiêu hóa kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những người có thể trạng yếu, khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, tốt nhất chúng ta không nên ăn cơm nguội.
Ngày 23/12/2019, trang Facebook và Twitter của Bộ Y tế Malaysia (Kementerian Kesihatan Malaysia) đã phải đăng tải thông tin khuyến cáo đối người dân không nên hâm nóng lại cơm nguội để sử dụng, bởi có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Để an toàn, mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm. Nhiều người có thói quen giữ thức ăn từ tối hôm trước dùng để ăn sáng hoặc mang đi làm. Giới chuyên gia khuyến nghị những đồ ăn này, nhất định phải bảo quản thật tốt, tránh để biến chất.
 Trong cơm nguội vẫn còn chứa khá nhiều tinh bột. 
 Trong cơm nguội vẫn còn chứa khá nhiều tinh bột.
Những người không nên ăn cơm nguội
Người bị đau dạ dày
Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hóa hấp thu kém. Vì vậy cơm nguội là thực phẩm khó tiêu nên những người có tiền sử đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng, để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú. Vì thế chị em phụ nữ trong giai đoạn này không được ăn các đối nguội đặc biệt cơm nguội vì ít chất dinh dưỡng mà lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Người già, trẻ nhỏ
Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong Do đó, tốt nhất chúng ta không nên ăn cơm nguội.
Cách bảo quản và ăn cơm nguội an toàn
 Cơm nguội có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 đến 4 ngày.
 Cơm nguội có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 đến 4 ngày.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp hạn chế tối đa những nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm do ăn cơm nguội:
Nên để tủ lạnh
Đầu tiên, cần làm lạnh cơm trong vòng một giờ bằng cách chia cơm vào vào các hộp nhỏ, kín. Cơm nóng nên được để nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cơm nguội sau mỗi bữa ăn không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng
Quá mốc thời gian này, các bào tử vi khuẩn có thể phát triển và nhân lên mạnh mẽ. Nếu để trong tủ lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ tối đa là 5 độ C để ngăn ngừa sự hình thành nha bào. Cơm nguội có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 đến 4 ngày.
Nếu không biết bảo quản cơm nguội đúng cách, dễ gây nên mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe gia đình từ chính thực phẩm tưởng chừng như vô hại này. Không chỉ trong gia đình, trên hè phố mọc lên rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm. Trong đó, việc sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc còn đáng lo ngại hơn gấp nhiều lần.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)