Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một thời học môn văn và việc soạn bài học

Tạp Chí Giáo Dục

Hi y, thp niên 70 ca thế k 20, bc hc cp 2 và cp 3 (trung hc cơ s và trung hc ph thông bây gi) min Bc có hc môn “Ging văn”, sau đó đi tên nhiu ln, cho đến nay gi là môn “Ng văn”.


Theo tác gi, cái tài, cái hay ca giáo viên môn văn bây gi là to hng thú, to nim vui trong tìm hiu tác phm cho hc sinh (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Theo nguyên tắc, thầy và trò đều phải tự mình tiếp cận tác phẩm (đoạn trích); khi đến lớp thầy giảng giải, trò theo dõi, đối chiếu bài soạn của mình. Thầy nêu câu hỏi và trò xung phong trả lời. Nếu trả lời đúng, xuất sắc thì được ghi điểm; nếu chưa đúng thì thầy cảm ơn và cho ngồi xuống.

Việc soạn bài, chuẩn bị bài là điều bắt buộc, không có ngoại lệ. Hồi ấy, sách giáo khoa thiếu thốn, cả lớp khoảng hơn bốn mươi học sinh nhưng chỉ có chừng bốn, năm học sinh có sách “Trích giảng văn học”. Trong “cái khó ló cái khôn”, chúng tôi chia nhau mượn đọc, tóm tắt, thậm chí có bạn còn học thuộc luôn cả bài thơ, từng đoạn văn… Cũng dễ hiểu thôi, vì báo chí cực kỳ hiếm; niềm đam mê, niềm vui với sách chúng tôi dành cho từng tác phẩm, đoạn trích trong sách giáo khoa. Soạn bài văn không đơn giản là trả lời theo các câu hỏi mà phải đọc, nghiền ngẫm và tự rút ra câu trả lời tâm đắc nhất. Việc này do từng cá nhân làm, không gom lại thành nhóm vì nhiều lẽ. Soạn theo nhóm thì chỉ có vài bạn tích cực, chịu đào sâu suy nghĩ; còn lại không động não nhiều, chỉ chờ và ghi chép lại lời của bạn khác… Thời đó không có ti vi, điện thoại thông minh nên chúng tôi chăm chú vào việc soạn bài cho tốt, không bị phân tâm bởi tiếng ồn… Vì vậy, việc chuẩn bị bài văn cho giờ học tuần tới là niềm vui đầy háo hức của học sinh. Việc chuẩn bị bài hoàn toàn tự giác cho nên đầy hứng thú và kiến thức luôn được ghi nhớ vững bền. Vào giờ học văn là chúng tôi thi đua nhau trả lời rất sôi nổi những câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Nhớ lần học lớp 6 năm 1970 (như lớp 8 bây giờ), học bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Thầy giáo đưa ra câu hỏi: “Vì sao ở cuối bài thơ, tác giả lặp lại hình ảnh bé Lượm ở đầu bài: Lượm ơi, còn không?/ Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghêng/ Ca-lô đội lệch/ Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng”… Tôi mạnh dạn xung phong đứng lên trả lời: “Dạ thưa thầy, ý tác giả muốn nói tuy Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi!”. Câu trả lời được thầy khen và tôi nhớ mãi tới bây giờ.

Tôi không phủ nhận những kiến thức văn học trên mạng mà các em học sinh bây giờ thu thập được, làm thành bài soạn theo nhóm của mình để thuyết trình trước lớp theo sự phân công của thầy cô. Nhưng đó là kiến thức có sẵn, không do các em tự suy nghĩ, tự tìm ra bằng tư duy của mình! Các em chỉ lặp lại những kiến thức của người khác, không phải những kiến thức do mình động não nên rất mau quên! Từ đó trở thành việc chuẩn bị bài có tính chất đối phó với giáo viên, kiểu “trả nợ” cho xong rồi “người đi một đằng, kiến thức đi một nẻo”…

Cái tài, cái hay của giáo viên môn văn bây giờ là tạo hứng thú, tạo niềm vui trong tìm hiểu tác phẩm cho học sinh. Làm sao để các em hứng thú học bộ môn, thấy được cái hay, cái đẹp, cái rung động mà tác phẩm mang lại trong mỗi giờ học.

Hng Lam Sơn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)