Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Trà đá đường” lan tỏa yêu thương đến cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Bt ngun t ly trà đá quen thuc, mt nhóm hc sinh đến t nhiu trưng THPT trên đa bàn TP.HCM đã lp nên d án “Trà đá đưng” đ to ra nhng vic có ích cho xã hi. Qua các sn phm đưc đan t nhng si len nhiu màu sc, các em đã san s s yêu thương đến nhng hoàn cnh khó khăn, lan ta li sng đp đến cng đng.


Các thành viên d án “Trà đá đưng” bán sn phm t len cho các bn hc sinh

Giúp đ tr em có hoàn cnh khó khăn

Nguyễn Thị Bảo Kha (học lớp 11CV Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1 – quản lý dự án) cho biết, dự án “Trà đá đường” được ra mắt chính thức vào ngày 8-12-2022. Trong thời gian đầu hoạt động có 39 thành viên là các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố. “Mục đích của dự án là gây quỹ từ thiện bằng cách trích một phần lợi nhuận từ việc bán những sản phẩm handmade bằng len cùng những món đồ chơi do các thành viên làm ra gửi tặng trẻ em ở các mái ấm tình thương, bệnh viện… Bên cạnh đó, dự án cũng mong muốn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường và lan tỏa ý thức sử dụng vật phẩm “xanh” thay thế cho đồ nhựa, túi ni-lông để bảo vệ môi trường”, Bảo Kha nói.

Mỗi sản phẩm trước khi mang ra bán, các thành viên đều bàn luận và xem xét kỹ lưỡng rồi mới đưa ra giá cả hợp lý phù hợp với điều kiện của người mua nói chung và các bạn học sinh nói riêng. Nguyên liệu làm sản phẩm chủ yếu là những cuộn len cotton, được đặt mua trên các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng. “Sau gần 1 năm hình thành, dự án đã thực hiện được nhiều hoạt động ý nghĩa như tổ chức các đợt bán hàng gây quỹ Giáng sinh; tổ chức sự kiện “Đổi sách cũ lấy Bookmark len”; tổ chức quyên góp sách cũ cho Cơ sở bảo trợ xã hội Tre Xanh; bán sản phẩm gây quỹ từ thiện hè với chủ đề “Dắt hoa”, hoạt động trò chơi trúng thưởng “Nhận chanh”…”, Bảo Kha cho biết.


D án “Trà đá đưng” vi thông đip chia s yêu thương đến tr em

Song song đó, dự án còn cộng tác với một số tổ chức khác, tham gia các sự kiện hội chợ bán hàng gây quỹ từ thiện. Các hoạt động mà dự án mang đến được hưởng ứng rất tốt và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Cụ thể, trong đợt mở bán đầu tiên, dự án đã bán hết tất cả sản phẩm chỉ trong ngày ra mắt. Đối tượng mua sản phẩm của dự án là học sinh, thầy cô giáo và những người biết đến dự án. Mỗi sản phẩm có giá dao động từ 30-50 ngàn đồng nhưng chứa đựng cả trái tim và tấm lòng mà các thành viên dự án “Trà đá đường” trao gửi. “Để dự án được duy trì và có sức lan tỏa, chúng em còn dành thời gian hướng dẫn các bạn trong dự án cách móc len, chụp bộ ảnh “Len du hành – Xuân môi trường” truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường… Chúng em gửi gắm thông điệp qua những sản phẩm làm từ len rằng chúng sẽ thực hiện được hành động, hoàn thành được sứ mệnh đặt ra của “nhà trà” và có thể như ly trà đá đường lan tỏa sự thanh mát, thoải mái, gần gũi đến trẻ em và đến cộng đồng”, một thành viên dự án chia sẻ. 

Nơi đ rèn luyn sau gi hc

Thành viên Hoàng Kim Tú (học lớp 11CV2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5) nhớ lại, trong số các hoạt động của dự án “Trà đá đường”, nhiều thành viên không thể nào quên được đợt quyên góp sách cũ cho Cơ sở bảo trợ xã hội Tre Xanh mang lại ấn tượng rất lớn, kèm theo đó là những cảm xúc, kỷ niệm khó quên. Bởi lần ghé thăm các em nhỏ ở cơ sở này không chỉ là kết quả của một quá trình cố gắng mà còn là hoạt động cho thấy dự án “Trà đá đường” vẫn luôn phấn đấu vì sứ mệnh đã đặt ra từ ban đầu. Theo Kim Tú, truyền thông đều đặn chính là yếu tố đầu tiên mà dự án “Trà đá đường” chọn để giữ được hình ảnh của mình trong mắt khán giả và lan tỏa giá trị mà dự án mang lại. Đồng thời, việc xác định màu sắc riêng và giữ được màu sắc riêng ngay từ khi bắt đầu cũng chính là cách mà dự án tạo ấn tượng với mọi người. Nhìn vào dự án “Trà đá đường”, mọi người sẽ mường tượng ra ly trà đá mát lạnh cùng sự gần gũi, thân thiện. Ngoài ra, dự án còn truyền thông bằng đa dạng hình thức trên Fanpage như cung cấp thông tin, mở chương trình để tiếp cận mọi người.


Mt em nh khoe sn phm đưc các anh ch tng

“Mới đây, chúng em tự hoạt động online “Len màu trà” khiến mọi người lầm tưởng là một quyển bí kíp móc len truyền lại từ đời “Tổ tiên len sợi” với hình ảnh bắt mắt, tạo ra phong cách riêng cho dự án. Nhờ vậy, chúng em đã giữ chân và thu hút được nhiều người theo dõi, quan tâm đến hoạt động mà dự án mỗi ngày đang thực hiện. Một vấn đề quan trọng nữa không thể thiếu chính là sự chỉn chu, cái tâm trong từng câu chữ, hình ảnh xuất hiện trên Fanpage của dự án. Bởi đó chính là bộ mặt, là tấm gương phản chiếu sự nghiêm túc, kiên định, kiên trì với hướng đi và mục tiêu của dự án”, Kim Tú chia sẻ. Trong khi đó, thành viên Nguyễn Huỳnh Hải Nguyên (học lớp 11XH3 Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) cho hay, dự án không đề ra quá nhiều yêu cầu khắt khe đối với đối tượng tham gia. Tuy nhiên, do dự án mới, quy mô hoạt động chủ yếu ở địa bàn TP.HCM nên đa phần các bạn tham gia sẽ sinh sống ở gần khu vực này. Tiếp lời Hải Nguyên, thành viên Đinh Trần Giáng My (học lớp 11CS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1) cho biết, điều thôi thúc em tham gia dự án là vì đây là một dự án thiện nguyện. Cạnh đó, em cũng rất thích móc len nên muốn sở thích của mình đem lại giá trị cho mọi người và cuộc sống. “Sau khi tham gia dự án, em làm quen nhiều bạn mới, học được cách quản lý, tính kiên nhẫn, cách quan sát, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của các bạn trong ban để có thể phân chia công việc một cách hiệu quả. Vì dự án do học sinh lập nên thời gian làm việc cũng được điều chỉnh để phù hợp nhất. Nhờ đó em cũng không cần thiết phải phân chia thời gian giữa việc học và hoạt động vì dự án hoạt động nhiều hơn vào các dịp lễ và trong hè nên kết quả học tập không bị ảnh hưởng”, Giáng My nói. Tương tự, thành viên Nguyễn Ngọc Khánh Du (học lớp 11XH3 Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) bày tỏ: “Chúng em mong rằng trong tương lai dự án có thể lan tỏa thêm nhiều giá trị hơn nữa đối với cộng đồng như giúp đỡ nhiều trẻ em hơn, đem lại các kiến thức bổ ích cho các bạn học sinh…”.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)