Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Rác thải sinh hoạt từng bước được số hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Quá trình đô th hóa làm gia tăng lưng rác thi phát sinh t nhiu ngun, trong khi đó x lý ch yếu bng cách chôn lp. Đ kéo gim tác đng lâu dài đến môi trưng, đòi hi nhng gii pháp công ngh phù hp trong qun lý, thu gom và x lý.


Vi
c qun lý ngun thi và phân loi rác ti ngun s d dàng hơn, hiu qu hơn nếu tng bưc đưc s hóa

Trên 8.000 tấn rác thải/ ngày tại TP.HCM hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức trong việc kiểm soát, quản lý nguồn thải, xử lý… hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sống cũng như sức khỏe con người. Số hóa trong phân loại, quản lý và thu gom rác đã và đang được chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị quan tâm nhằm tiến tới xây dựng thành phố thân thiện, thông minh.

S hóa c thu gom và thanh toán

Trên thế giới, nhiều dự án ứng dụng công nghệ được phát triển và trở thành những kênh kết nối giữa người dân và các đơn vị thu gom rác. Nhờ ứng dụng này mà hệ thống quản lý chất thải chặt chẽ, tạo thành vòng tuần hoàn kinh tế đảm bảo các bên, cụ thể là người dân, doanh nghiệp thu gom và Nhà nước cùng có lợi. 

Các chuyên gia môi trường cho rằng, rác thải sẽ là nguồn tài nguyên quý giá nếu được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy trình, khoa học. Thực tế tại Việt Nam, nguồn lực cho hoạt động quản lý rác thải là không nhỏ nhưng hiệu quả thu gom, xử lý chưa cao. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc số hóa các hoạt động trong đời sống xã hội là tất yếu. TP.HCM với tốc độ đô thị hóa nhanh, áp lực về môi trường là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên việc quản lý môi trường sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn nếu từng bước được số hóa.

Tại TP.HCM, đến nay đã triển khai số hóa trên 150.000 chủ nguồn thải ở các quận 3, Tân Bình và Gò Vấp thông qua phần mềm “Grac” trong công tác quản lý thu gom rác thải sinh hoạt. Đây được xem là bước cải tiến trong quản lý, thu gom cũng như thanh toán không dùng tiền mặt đối với lĩnh vực rác thải.

Bà Lâm Thị Hồng Phúc – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp cho biết, từ lúc triển khai ứng dụng phần mềm “Grac”, công tác quản lý thu gom, vận chuyển và thu tiền hiệu quả hơn, không phải mất thời gian cũng như công sức cập nhật số liệu trên giấy…  Đây là giải pháp công nghệ phù hợp với xu thế chung là ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước cũng như thanh toán không dùng tiền mặt.

Kỹ sư môi trường Nguyễn Trọng Minh, tác giả dự án phần mềm “Grac” chia sẻ, hiện nay đa phần các đơn vị thu gom rác thải quản lý số liệu, danh sách các hộ dân chủ yếu trên sổ sách hay thậm chí bằng hình thức ghi nhớ dẫn đến việc các danh sách, số liệu có thể bị mất và khó có khả năng khôi phục dữ liệu. Thêm nữa, hình thức thu tiền rác hiện tại chủ yếu là đến từng hộ gia đình và thu bằng tiền mặt. Từ đó dẫn đến việc tốn nhiều nhân sự, mất thời gian, tính minh bạch chưa cao và khó phân tách các phí thu hộ (vận chuyển, xử lý, các khoản thuế…) để nộp về ngân sách Nhà nước theo quy định.

“Số hóa mạng lưới quản lý rác thải và thanh toán không dùng tiền mặt là cần thiết, giải quyết cơ bản những tồn đọng trong quản lý chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển… mà các địa phương đang gặp phải”, kỹ sư Minh nói.

Các bên cùng có li

Theo đó, phần mềm “Grac” có hệ thống dữ liệu tập trung, đa nền tảng và được đồng bộ liên tục, áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu khổng lồ và phức tạp để báo cáo, tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. Đồng thời, phần mềm còn tích hợp giải pháp kết nối các cổng thanh toán, ví điện tử để thanh toán tiền rác, thu hộ tiền rác bổ sung vào ngân sách Nhà nước. Được biết, hiện một số quận cũng đang thực hiện triển khai phần mềm này.

Theo kỹ sư Minh, UBND quận và phường sẽ quản lý rác thải bằng phần mềm “Grac” trên máy tính hoặc trên hệ điều hành iOS hoặc Android của điện thoại di động. Phần mềm sẽ hỗ trợ công tác quản lý chi phí thu gom rác đảm bảo tính chính xác, minh bạch và cụ thể; Quản lý danh sách hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn; Quản lý thanh toán online, hạn chế tiếp xúc giữa người thu tiền và chủ nguồn thải; Định vị được địa chỉ, nhóm địa chỉ bị F0 đang được thu gom rác y tế để dễ dàng quản lý; Cán bộ Nhà nước cấp huyện, xã từ xa vẫn online quản lý việc thu gom rác thải; Dữ liệu được quản lý vận hành trên đám mây điện tử nên hạn chế tiếp xúc giấy tờ, hạn chế báo cáo trao đổi trực tiếp; Kết nối chính quyền, đơn vị thu gom và người dân về việc thu gom và thải bỏ rác xây dựng, một số loại chất thải nguy hại, rác cồng kềnh…


Trên 8.000 t
n rác thi/ ngày ti TP.HCM hin nay đang tác đng tiêu cc đến môi trưng sng cũng như sc khe con ngưi

Cũng chỉ với chiếc điện thoại thông minh, trước đó, dự án mGreen cũng đã xây dựng được cho người dân thói quen phân loại rác, hỗ trợ các đơn vị thu gom, xử lý rác thải tái chế. Theo đó, khi cài đặt ứng dụng mGreen, mỗi hộ gia đình sẽ được hướng dẫn và tự thực hiện phân loại rác, cài đặt lịch thu gom rác tái chế, được tích điểm…

Bà Trần Thị Thoa – Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xã hội mGreen cho biết, người dân tham gia dự án sẽ được cung cấp thùng chứa rác tái chế và thẻ tích điểm điện tử hộ gia đình nhằm khuyến khích chủ động phân loại rác tại nguồn.

Được biết, sau hơn 3 năm triển khai ứng dụng mGreen phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm đã có hơn 10 ngàn cư dân tham gia, trong đó hầu hết là học sinh và giáo viên.

“Khi rác phân loại đã đầy thùng, người dân mở thẻ trên điện thoại, nhấn nút thông báo là sẽ có lực lượng đến thu gom, số điểm cao hay thấp tùy vào lượng rác phân loại và được quy đổi khi sử dụng các dịch vụ mua sắm, giải trí… Điều chúng tôi hướng đến là xây dựng thói quen phân loại rác tại nguồn, không chỉ giảm áp lực xử lý rác mà còn mang lại giá trị kinh tế. Mục tiêu trong thời gian tới, thông qua ứng dụng sẽ có 10 triệu dân phân loại rác. Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ về quản lý rác thải cho các tỉnh, thành và mở rộng thị trường ở nước ngoài”, bà Thoa kỳ vọng.

T.Tri

Bình luận (0)