Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lưu học sinh Lào đón Tết trên đất Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Vi các bn lưu hc sinh Lào đang theo hc ti Trưng Cao đng Y tế Qung Tr, hương v Tết phía Đông dãy Trưng Sơn luôn mang đến nhiu điu thú v. Tết Vit mang đến hơi m tình thân, xua đi ni nh xa nhà ca nhng hc sinh vưt núi đến trưng…


Yeepoun trong trang phc áo dài đón Tết c truyn Vit Nam

c Tết Vit

Ký túc xá Trường CĐ Y tế Quảng Trị đêm trừ tịch ánh điện sáng trưng, tiếng nói cười cùng những nhịp chân tất bật đón thời khắc giao thừa của các lưu học sinh Lào đang theo học tại đây tạo nên không khí rộn ràng. Nữ sinh Yeepoun Sittivong – lưu học sinh đang theo học ngành dược hòa vào nhịp vỗ tay của các bạn, cất lên lời ca về giai điệu mùa xuân bằng tiếng Việt. Hai năm theo học thì cả 2 cái Tết cổ truyền Việt Nam, Yeepoun Sittivong đều ở lại thay vì ngược núi về quê trong kỳ nghỉ dài. “Em yêu văn hóa Việt Nam, thích những phong tục hay ngày Tết, vì thế em ở lại cùng các bạn để đón Tết Việt”, Yeepoun Sittivong nói.

Còn nhớ năm 2020, lần đầu tiên rời quê nhà Salavan đến Quảng Trị theo học, Yeepoun Sittivong sau khi nghe bạn bè và thầy cô giới thiệu về Tết Việt, nữ sinh này liền đăng ký ở lại ký túc xá để trải nghiệm hương vị Tết. Yeepoun Sittivong bảo: “Ban đầu em cũng bỡ ngỡ lắm. Em cùng các bạn đón giao thừa trong ký túc xá. Ngay ngày mùng 1, thầy Trần Kim Việt – giáo viên dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào đã mời em cùng các bạn đến nhà dùng bữa cơm đầu năm. Hôm ấy, em nhận từ thầy và gia đình lời chúc năm mới bình an và nhận được cả phong bì lì xì nữa. Trước đó em cứ lo lắng vì không biết đi đâu, làm gì trong những ngày Tết của Việt Nam, nhưng không phải vậy, em cùng các bạn đã nhận được sự quan tâm rất ấm áp từ thầy cô và bạn bè ở Việt Nam”.


Suaykham ti Trưng Cao đng Y tế Qung Tr

Yêu Việt Nam, Yeepoun Sittivong chọn cho mình tên Việt là Thanh Tâm. “Còn một năm học nữa em sẽ trở về quê. Bốn năm sống ở Quảng Trị là một phần ký ức thanh xuân tươi đẹp. Đặc biệt, những Tết cổ truyền của Việt Nam để lại trong em nhiều ấn tượng. Em rất thích Tết của người Việt bởi sự ấm cúng, dù ai làm ăn xa ở đâu thì họ cũng sắp xếp trở về nhà, dùng với nhau bữa cơm đoàn tụ vui vầy”, Yeepoun Sittivong nói.

Điu đc bit là c hai bn tr y luôn ch li đ cùng bn bè Vit Nam đón Tết thay vì tr v nhà trong mt k ngh dài. “Ngày Tết c truyn Vit Nam như là mt cơ hi đ em và các bn đến t Lào hi nhp. Tết cũng là cu ni cho nhng lưu hc sinh đến t mt nn văn hóa khác có cơ hi tìm hiu, gn kết vi văn hóa và con ngưi Vit Nam hơn”, Yeepoun nói.

Đã tròn 3 năm, nữ sinh Suaykham Vongxaoloi (SN 1998), quê ở huyện Vapi (tỉnh Salavan, Lào) ở lại Quảng Trị để đón Tết cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt thích trang phục áo dài Việt nên Tết năm nào Suaykham Vongxaoloi cũng đều sắm cho mình một bộ áo dài thật đẹp để du xuân. Ngày đầu năm, Suaykham cũng cùng các bạn đi lễ chùa: “Ở Lào, vào mỗi dịp Tết cũng có phong tục đi chùa để cầu mong sự bình an cho gia đình trong năm mới. Vì vậy, dù Tết ở Việt Nam nhưng em cũng đến lễ chùa gửi lời ước của mình cho bản thân, gia đình và mọi người một năm may mắn, an lành”.

Trong ký ức của Suaykham, Tết cổ truyền Việt Nam có nhiều phong tục đặc sắc. “Em thích thưởng thức món bánh chưng, bánh tét và dưa món của người Việt trong những ngày đầu năm mới. Tết cổ truyền Việt Nam giúp em hiểu hơn về văn hóa truyền thống và con người nơi đây. Tết cũng là thời điểm gắn kết tình cảm của những lưu học sinh Lào với người dân Việt Nam. Không chỉ Tết Việt mà vào những dịp Tết Bunpimay của Lào, các lưu học sinh vẫn được nhà trường nơi mình theo học tổ chức ngày Tết với đầy đủ các nghi thức. Ở đây, em cảm nhận được sự mến khách, ấm áp và luôn cho em cảm giác như đang được ở nhà”, Suaykham bày tỏ.

Ưc mơ vưt dãy Trưng Sơn

Suaykham Vongxaoloi sinh ra trong gia đình có đông anh chị em, đời sống kinh tế gia đình rất khó khăn. Ước mơ trở thành dược sĩ trỗi dậy khi thấy ba mẹ ngày một già, nhiều ốm đau bệnh tật. Một lần tình cờ gặp hai lưu học sinh vừa theo học ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị trở về, Suaykham nhận được lời khuyên nên tìm kiếm cơ hội sang Việt Nam theo học. Ngày cầm trên tay tấm giấy báo nhập học của Bộ Giáo dục Lào, Suaykham mừng đến khóc. “Ở đây, em đã có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Em sẽ trở về quê hương để hỗ trợ bà con dân bản với kiến thức em học được nhưng với em, Quảng Trị là quê hương thứ hai của em”, Suaykham chia sẻ thêm.


Suaykham (bìa phi) chia s kinh nghim hc tp vi sinh viên khóa sau

Cũng đến từ vùng quê nghèo ở Salavan, Yeepoun Sittivong có chung ước mơ với nhiều lưu học sinh khác đến từ nước bạn Lào. Đó là tu dưỡng kiến thức để trở về đồng hành, giúp đỡ bà con dân bản. Nơi Yeepoun ở cách TP.Đông Hà tròn 300km. Sự khác biệt về ngôn ngữ không làm khó nữ sinh này. Không chỉ vậy, Yeepoun còn xuất sắc đạt giải nhất Cuộc thi hùng biện tiếng Việt do nhà trường tổ chức năm 2022.

Vượt qua nhiều khó khăn, Suaykham và Yeepoun đã bắt nhịp với cuộc sống mới trên mảnh đất phía Đông dãy Trường Sơn. Họ không chỉ nỗ lực đạt kết quả trong học tập tốt mà còn hòa nhập rất tốt ở vùng đất này.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)