Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phát triển đảng viên học sinh: Bền bỉ ươm mầm những hạt giống đỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Dù tri qua mt năm hc đc bit chu nhiu nh hưng ca dch Covid-19 song năm hc 2021-2022 đưc đánh giá là “bi thu” trong công tác phát trin đng viên hc sinh ti các cơ s giáo dc ph thông TP.HCM.


Năm hc 2021-2022 Trưng THPT Hùng Vương kết np đưc 2 đng viên hc sinh

Bn b ươm mm

Năm học 2021-2022, lần đầu tiên Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) có 1 học sinh xuất sắc đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là trái ngọt cho hành trình ươm mầm đảng viên học sinh – bền bỉ trong suốt 16 năm kể từ ngày thành lập trường của Chi bộ trường.

Thầy Phạm Văn Cường – Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, mỗi năm trường đều xây dựng kế hoạch và chương trình về công tác kết nạp Đảng của nhiệm kỳ và từng năm học. Trong đó luôn có kế hoạch kết nạp Đảng là học sinh, phân công cấp ủy viên và đảng viên phụ trách nội dung này; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đảng viên, giáo viên và cả phụ huynh học sinh về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng trong học sinh.

“Việc tạo nguồn, phát triển Đảng trong học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Chi bộ nhà trường không đặt nặng về chỉ tiêu, số lượng mà xem các nội dung giáo dục nhận thức về Đảng, về lý tưởng cách mạng, xem sự chuyển biến về nhận thức trong học sinh mới là mục tiêu quan trọng. Từ năm 2015 đến nay, Chi bộ đã có 7 học sinh học cảm tình Đảng song Chi bộ mới chỉ kết nạp 1 đảng viên là học sinh. Đây là thành quả ban đầu để công tác phát triển Đảng ở những năm sau ngày càng đi vào chiều sâu hơn”, thầy Cường đánh giá.

Theo thầy Cường, để phát triển một học sinh đứng vào hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai. Công tác này không thể làm qua loa mà phải đảm bảo chọn được những học sinh ưu tú nhất, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Đầu mỗi năm học, Đoàn Thanh niên trường đều phát động nhiều phong trào Đoàn và các phong trào học sinh; các tổ bộ môn cũng xây dựng, tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi; đẩy mạnh các chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức lối sống…, tạo điều kiện, môi trường cho học sinh tham gia, qua đó phát hiện những nhân tố, gương mặt nổi bật trong học tập và phong trào để bồi dưỡng, nâng đỡ, động viên các em nỗ lực cống gắng hoàn thiện hơn nữa để đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

“Công tác ươm mầm được thực hiện ngay từ khi các em vừa bước vào lớp 10. Qua một năm học, khi lên lớp 11, trên cơ sở kết quả học tập và hoạt động Đoàn, kết quả phân loại đoàn viên, nhất là qua nguyện vọng của học sinh, Đoàn trường giới thiệu qua Chi bộ xem xét đưa vào nguồn cảm tình Đảng. Khi đủ điều kiện về lý lịch, về kết quả học tập, kết quả phong trào, Chi bộ sẽ cử đi học và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ. Lên lớp 12, khi đủ 18 tuổi, nếu học sinh tự nguyện viết đơn xin vào Đảng, nếu đủ điều kiện thì Chi bộ họp thông qua nghị quyết đề nghị lên trên xem xét kết nạp Đảng”, thầy Cường chia sẻ.

To môi trưng phù hp đ hc sinh rèn luyn

Tại TP.HCM, công tác gây nguồn, phát triển Đảng viên trẻ, đặc biệt là đảng viên học sinh được các Chi bộ cơ sở giáo dục chú trọng, đẩy mạnh. Từ những con số manh mún ban đầu trong giai đoạn năm học 2017-2018, đến nay qua 5 năm số lượng đảng viên trẻ, đảng viên là học sinh đã ngày một tăng, xuất hiện nhiều trong các Chi bộ nhà trường.

Thậm chí có nhiều Chi bộ, đều đặn mỗi năm đều đưa vào hàng ngũ của Đảng từ 1-2 đảng viên là những học sinh đoàn viên ưu tú.


Sut 16 năm Trưng THPT Tây Thnh bn b ươm mm ht ging đ – đng viên hc sinh

Tính từ năm 2018 đến nay, Chi bộ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) đã kết nạp được 5 học sinh đứng vào hàng ngũ của Đảng. Riêng năm học 2021-2022, dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 song trường đã kết nạp Đảng được 2 học sinh.

Chia sẻ về công tác phát triển đảng viên học sinh tại Chi bộ nhà trường, thầy Nguyễn Văn Ba – Trợ lý thanh niên nhà trường cho hay, đây là công tác quan trọng được Chi bộ trường chú trọng, nguồn đảng viên học sinh được ươm mầm ngay từ khi các em mới vào lớp 10.

Giáo viên này khẳng định, để chọn lựa được một hạt giống đỏ đưa vào hàng ngũ của Đảng thì phải trải qua quá trình tôi luyện để các em trưởng thành, thể hiện khả năng của bản thân trong suốt 3 năm học. Như vậy, điều quan trọng từ phía nhà trường phải tạo được môi trường để các em thể hiện, qua đó dẫn dắt, giúp đỡ các em.

Theo thầy Ba, môi trường rèn luyện được Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tạo ra thông qua chính các sân chơi trong học tập, rèn luyện; hoạt động phong trào Đoàn; các phong trào, hoạt động mang tính gắn kết, kết nối với xã hội…

“Trong 2 năm học 2020-2021; 2021-2022, đặc biệt là năm học 2021-2022 với những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, việc học và các hoạt động rèn luyện, phong trào bị gián đoạn. Trường đã linh hoạt chuyển đổi các sân chơi, hoạt động này sang hình thức trực tuyến để tạo môi trường cho học sinh sinh hoạt, rèn luyện, qua đó phát triển thêm kỹ năng, nhận thức, lý tưởng cho các em. Đây cũng là giai đoạn để những hạt nhân thử thách”, thầy Ba bổ sung.

Dù vậy, thầy Ba nhấn mạnh, ngay cả khi bản thân học sinh có năng lực học tập tốt và hoạt động phong trào sôi nổi thì vẫn cần đến “chất lửa nhiệt thành” để các em có thể đứng vào hàng ngũ của Đảng. “Cốt lõi trong câu chuyện phát triển đảng viên học sinh là khi phát hiện được các hạt giống, gầy dựng được nguồn thì quan trọng nhất là từ chính bản thân các em phải có lý tưởng và phấn đấu, rèn luyện. Khi đã xác định được lý tưởng, có “chất lửa nhiệt thành” các em sẽ cố gắng học tập, tham gia các hoạt động để bồi dưỡng bản thân, tự hoàn thiện mình”, thầy Nguyễn Văn Ba nhìn nhận.

Tương tự, năm học 2021-2022, Chi bộ Trường THPT Hùng Vương (Q.5) cũng đã tổ chức kết nạp Đảng cho 2 học sinh ưu tú. Đây được xem là những hạt giống đỏ đầu tiên của trường trong công tác phát triển Đảng trong học sinh.

Xúc động khi những học sinh ưu tú trở thành “đồng chí”, thầy Nguyễn Vân Yên – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ, “trái ngọt” này đến từ quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của các em học sinh khi không ngừng nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Đây cũng là thành quả ban đầu trong công tác tạo nguồn, phát triển Đảng trong học sinh.

“Bên cạnh việc học, nhà trường hướng đến tạo môi trường, sân chơi để các em được thể hiện, trải nghiệm. Môi trường THPT không chỉ là nơi các em học tập mà còn là nơi để các em rèn luyện, tu dưỡng bản thân để sống có lý tưởng, hoài bão, trách nhiệm, trở thành những hạt giống đỏ tài năng đóng góp vào sự phát triển của TP, đất nước”, thầy Yên nhấn mạnh.

Yến Khương

Bình luận (0)