Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tăng cường tuyên truyền phòng chống ma túy trong học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

T chc phiên tòa gi đnh, phát t rơi, thiết kế panô, đi xe đp… là các hot đng tuyên truyn v phòng chng ma túy đưc các trưng hc trên đa bàn TP.HCM đy mnh.


Phiên tòa gi đnh tuyên truyn v phòng chng ma túy

Phiên tòa gi đnh vi nhng tình hung chân thc, gn gũi

“Hãy nói không với ma túy” là chủ đề phiên tòa giả định vừa được Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Tenlơman (Q.1). Cáo trạng của phiên tòa nêu lên câu chuyện của Nguyễn Xuân A. (học sinh lớp 11) rủ một số bạn học đến dự tiệc sinh nhật tại một nhà hàng karaoke. Theo đó, để chuẩn bị tiệc sinh nhật, Xuân A. đến chân cầu Khánh Hội (Q.4) gặp một đối tượng chưa rõ lai lịch mua 29 viên thuốc lắc màu xanh và 18 viên thuốc màu hồng. Khi Xuân A. đến nhà hàng karaoke cùng số thuốc lắc trên thì bị tổ kiểm tra của đội cảnh sát điều tra về ma túy phát hiện có dấu hiệu khả nghi nên đã mời về công an phường làm việc. Qua kiểm tra, kết luận Xuân A. đã mua 23,8g ma túy loại MDMA. Với số ma túy trên, viện kiểm sát đề nghị truy tố bị cáo Xuân A. với mức án từ 2 đến 3 năm tù. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo thành khẩn khai báo, biết ăn năn hối lỗi, Hội đồng xét xử quyết định phạt bị cáo Xuân A. với mức án 2 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) nhận định, các phiên tòa giả định với những tình huống chân thực, gần gũi học sinh không chỉ tuyên truyền, giáo dục các em tìm hiểu về pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, nhận biết, phòng chống, tránh xa ma túy mà còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh các bậc phụ huynh, nhà trường quan tâm đến học sinh nhiều hơn, từ đó giúp các em tránh xa những lời rủ rê vào các tệ nạn xã hội.

Phiên tòa giả định hiện đang là hình thức giáo dục trực quan được nhiều trường học áp dụng nhằm giáo dục học sinh một cách sinh động, hiệu quả nhất. Thầy Lê Bá Khoa (Trợ lý thanh niên Trường THPT Tenlơman) chia sẻ, mỗi năm nhà trường tổ chức 2-3 phiên tòa giả định với nhiều nội dung như phòng chống ma túy, bạo lực học đường, an toàn trên không gian mạng… khiến học sinh rất thích thú. Với những kiến thức liên quan đến pháp luật, nếu chỉ là hình thức tuyên truyền lý thuyết thì học sinh sẽ rất khó hiểu, khó ghi nhớ. Bằng hình thức phiên tòa giả định, các em sẽ có cơ hội được trải nghiệm cả lý thuyết lẫn thực tế, từ đó biết bảo vệ bản thân mình và cả những người xung quanh tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn về ma túy đang ngày càng nguy hiểm, tinh vi.

Bên cạnh tham dự phiên tòa giả định, học sinh Trường THPT Tenlơman còn được tham gia hoạt động đạp xe tuyên truyền về phòng chống ma túy cho người dân trên các tuyến đường thuộc phường Phạm Ngũ Lão (Q.1) về cách phòng chống, ngăn ngừa và tác hại nguy hiểm của việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Mi hc sinh là mt tuyên truyn viên

Tại TP.HCM, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục học sinh về phòng chống ma túy được các trường học đẩy mạnh triển khai, phổ biến bằng nhiều hình thức như thi thiết kế panô, áp phích; phát tờ rơi; tổ chức các buổi tuyên truyền… phù hợp với lứa tuổi và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Mới đây, học sinh Trường THPT Ngô Quyền (Q.7) đã được tham gia buổi tuyên truyền về phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội rất thiết thực, bổ ích. Đại diện nhà trường cho biết, bằng hình thức tuyên truyền trực quan qua những dẫn chứng cụ thể, sinh động, các em học sinh có thể dễ dàng nhận thức rõ về tác hại của ma túy, các mối nguy hiểm chực chờ liên quan đến ma túy với giới trẻ để tránh xa. Điều quan trọng nhất là khi học sinh đã hiểu, các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực về phòng chống ma túy đến bạn bè, cộng đồng xung quanh mình. “Hiện nay có nhiều loại ma túy mới xuất hiện rất tinh vi và học sinh, sinh viên là lứa tuổi mà các đối tượng xấu thường nhắm đến để lợi dụng, lôi kéo qua các hành vi vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Vì vậy, mỗi học sinh cần có sự hiểu biết, bản lĩnh để nhận biết và nói không với các hành vi này. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ trang bị cho học sinh kiến thức, hiểu biết và tăng cường sức đề kháng để các em biết bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, đại diện nhà trường cho hay.


H
c sinh Trưng THPT Tenlơman đp xe tuyên truyn phòng chng ma túy trên đưng ph

Được biết, chương trình phòng chống ma túy trong ngành GD-ĐT đến năm 2025 trên địa bàn TP.HCM đặt mục tiêu phấn đấu, đến năm 2025, 100% trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn đạt tiêu chí “Trường học không có ma túy”. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong ngành GD-ĐT, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức phòng chống ma túy với các hình thức, nâng cao chất lượng, số lượng tin, bài, sản phẩm truyền thông về phòng chống ma túy và nội dung phù hợp đến đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên tại 100% các cơ sở giáo dục.

Ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) yêu cầu các đơn vị phải đưa nội dung phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học vào kế hoạch năm học, tiêu chí trong trường học theo từng năm học, không để xảy ra tình trạng có người mua bán hay sử dụng ma túy; không để học sinh, học viên bị lôi kéo, dụ dỗ vào tệ nạn ma túy. Duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng chống ma túy; thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhằm động viên kịp thời những điển hình tiêu biểu trong công tác phòng chống ma túy. Bên cạnh đó, thành lập ban chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên; tổ chức họp sơ kết, tổng kết từng năm học để đánh giá, rút kinh nghiệm. Phối hợp với công an và các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong từng năm học với những hình thức phong phú và đa dạng, đảm bảo nội dung tuyên truyền, phổ biến dễ hiểu, dễ ghi nhớ. Đặc biệt, chú trọng tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài; nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy…

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)