Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Các doanh nghip và trưng ĐH ca Úc đang tìm kiếm cơ hi hp tác vi Vit Nam nhiu lĩnh vc như y tế, năng lưng sch, nông nghip công ngh cao, chế biến nông thy sn, môi trưng…


Bà Sarah Hooper (Tng lãnh s quán Úc ti TP.HCM) phát biu ti din đàn

Cơ hi phát trin kinh tế s

Ông Bùi Thế Duy (Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ) cho biết Diễn đàn hợp tác doanh nghiệp Úc – Việt Nam là cơ hội để các trường ĐH, viện nghiên cứu và doanh nghiệp hai bên thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa nghiên cứu khoa học. Ngoài khuôn khổ chương trình hợp tác nhiều năm qua, hai nước có chương trình thúc đẩy hệ sinh thái về đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng như tìm kiếm hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường ĐH và doanh nghiệp. “Từ năm 2018, chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu và công bố báo cáo về tương lai nền kinh tế số và báo cáo đóng góp của khoa học công nghệ về đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Theo đó, đã có một loạt chương trình diễn ra như chuyển giao các mô hình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa nghiên cứu của các trường ĐH. Cụ thể là mô hình của ĐH Công nghệ Sydney (UTS) đã triển khai tại ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM. Bên cạnh đó còn có các dự án được Úc tài trợ để tìm hiểu, kết nối, chuyển giao công nghệ. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án UTS liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực công nghệ số của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh đến các vấn đề, thách thức mới phi truyền thống mà Việt Nam đang đối mặt liên quan đến sức khỏe và biến đổi khí hậu. Hy vọng ngày càng có nhiều hơn nữa các trường ĐH tại Úc hợp tác với các trường ĐH, viện nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam để thiết lập mối quan hệ hợp tác về đổi mới kinh tế, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo… giữa hai quốc gia”, ông Duy kỳ vọng.


Quang c
nh din đàn hp tác công ngh và thương mi Vit – Úc

“Quá trình phát trin h sinh thái khi nghip đi mi sáng t TP.HCM cũng như Vit Nam, vai trò ca khoa hc công ngh hết sc quan trng. Vit Nam mun thoát khi “by” thu nhp trung bình thp phi da trên nn tng khoa hc công ngh. Điu này TP.HCM cũng nhn thc rt đy đ và đúng đn, tuy nhiên đây cũng là thách thc ln ca các trưng ĐH  TP.HCM trong vic thương mi hóa kết qu nghiên cu khoa hc”, ông Hunh Kim Tưc (Giám đc điu hành SIHUB) cho biết.

Chia sẻ về cơ hội hợp tác công nghệ và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM, ông Huỳnh Kim Tước (Giám đốc điều hành Trung tâm Sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp – SIHUB, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết TP.HCM đang chiếm hơn 50% dự án khởi nghiệp và hơn 60% lượng vốn đầu tư cho khởi nghiệp của cả nước. Thêm nữa, nhận thức về đổi mới sáng tạo đã được nâng lên không chỉ đối với cộng đồng startup mà còn cả cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả trong những mô hình đổi mới sáng tạo và quản trị. “Trong quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở TP.HCM cũng như Việt Nam, vai trò của khoa học công nghệ hết sức quan trọng. Việt Nam muốn thoát khỏi “bẫy” thu nhập trung bình thấp phải dựa trên nền tảng khoa học công nghệ. Điều này TP.HCM cũng nhận thức rất đầy đủ và đúng đắn, tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn của các trường ĐH ở TP.HCM trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. SIHUB mong được STU hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để các nghiên cứu khoa học của trường ĐH trở thành tài sản, khai thác tài sản đó như thế nào, đầu tư tài chính ra sao…”, ông Tước nói.

Cam kết đu tư năng lưng tái to

Trong các chủ đề tìm kiếm hợp tác lần này, Chính phủ Úc đặc biệt quan tâm đến năng lượng sạch. Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM, bà Sarah Hooper khẳng định việc hợp tác giữa Việt Nam và Úc, đặc biệt là khi tạo lập hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên. “Chính phủ Úc sẽ hỗ trợ Việt Nam các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”, bà Sarah Hooper cam kết. Là đối tác hỗ trợ Việt Nam trong nhiều dự án, GS. Eryk Dutkiewicz (STU) cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận công nghệ mới. Trước hết, hai bên cần tổ chức các chương trình nhằm nâng cao năng lực xúc tiến, chuyển giao công nghệ, cố vấn chuyên môn cho doanh nghiệp.

Din đàn hp tác doanh nghip Úc – Vit Nam năm 2022 do B Ngoi giao và Thương mi Úc (DFAT) phi hp vi B Khoa hc – Công ngh, ĐH Công ngh Sydney cùng SIHUB t chc ti TP.HCM mi đây. Đây là mt trong nhng hot đng thuc khuôn kh ca qu tài tr cam kết tăng cưng kinh tế gia Úc và Vit Nam do Chính ph Úc trin khai t năm 2021, vi tng kinh phí h tr gn 2 triu USD dành cho các doanh nghip.

Ông Trương Đồng Tâm (Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Vàng) cho rằng tài nguyên năng lượng sạch của Việt Nam là rất lớn và nhu cầu cũng rất cao. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư hơn nữa cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, đồng thời sớm có cơ chế tháo gỡ những vướng mắc. Ông Tâm gợi ý, mỗi năm Việt Nam thải ra 40 triệu tấn rơm rạ, 810 triệu tấn trấu, 25 triệu tấn cành ngọn gỗ… có thể tạo ra năng lượng sinh khối (năng lượng chuyển hóa từ các vật liệu, phế phẩm sinh học). Trong khi xuất khẩu sinh khối đang có giá trị cao sẽ tạo ra nguồn thu kinh tế lớn nếu khai thác khoa học. Tương tự, ông David Halliday (Giám đốc cấp cao của Công ty Active Research Pty) cho biết tiềm năng năng lượng sạch của Việt Nam là vô cùng lớn bởi có lợi thế là nền kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Đó là nguồn năng lượng sạch từ hữu cơ theo mô hình truyền thống trước đây như ủ phân từ chất thải như rơm rạ, chất thải thực phẩm, trái cây…

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Bình luận (0)