Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chuyên nghiệp, duyên dáng như… phát thanh viên học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Xin chào các bn! Mình tên là Lê Hiếu Vinh, lp 3/1. Rt vui đưc gp các bn trong bn tin phát thanh măng non tháng 6-2022 ca Liên đi Trưng Tiu hc Nguyn Trưng T, vi ch đ “Quyn sách hay”…


Các thành viên Câu lc b Phát thanh măng non cùng cô Trnh Thúy Vy chun b cho s phát thanh mi

Chương trình phát thanh măng non của Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (Q.4, TP.HCM) phát sóng mỗi tuần một số vào giờ ra chơi chiều thứ sáu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hôm nay, Hiếu Vinh làm phát thanh viên tiếng Anh. Giọng đọc đầy chuyên nghiệp, duyên dáng của em khiến giờ ra chơi của trường thêm thú vị, sôi động.

Phát thanh viên… tiếng Anh

Hiếu Vinh là thành viên nhỏ tuổi nhất trong Câu lạc bộ Phát thanh măng non của Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ. Từ một cậu bé nhút nhát, ít nói, tham gia vào Câu lạc bộ Phát thanh măng non, Hiếu Vinh dần mạnh dạn, tự tin hơn. Khi làm phát thanh viên tiếng Anh, Hiếu Vinh cho biết điều khó nhất là phải phát âm thật chính xác. Nhiều âm gió khi qua mic phải đọc rõ hơn, to hơn, luyến láy hơn mới có thể truyền tải hết được ý nghĩa của câu chuyện. “Khi cô giáo chủ nhiệm lớp giới thiệu về Câu lạc bộ Phát thanh măng non của trường, em đã đăng ký tham gia vì thấy các bạn rất dễ thương. Ba mẹ em cũng ủng hộ. Đến nay em đã nhiều lần làm phát thanh viên đọc bản tin tiếng Anh phát sóng trong các giờ ra chơi ở trường. Mỗi lần như vậy, bạn bè trong lớp đều khen em đọc hay quá, có bạn còn kêu em chỉ cách đọc để trở thành một phát thanh viên như em. Còn ba mẹ thì nói rằng rất tự hào về em. Trong mùa dịch, em cũng thực hiện nhiều video tiếng Anh giới thiệu sách hay, kể các câu chuyện hay gửi đến cô giáo chủ nhiệm để cô gửi cho các bạn trong lớp, giúp chúng em dù không đến trường cũng có thể gắn kết và có sân chơi rèn luyện”, Hiếu Vinh bày tỏ.

Tương tự, Nguyễn Huỳnh Lam (học lớp 4/4) là một giọng đọc quen thuộc trong chương trình phát thanh măng non tiếng Anh của trường suốt 2 năm nay. Tuy thời gian mỗi lần lên sóng chỉ khoảng 15-30 phút nhưng Huỳnh Lam đã để lại nhiều ấn tượng với bạn bè trong lớp, trong trường. “Trong mỗi số phát thanh chương trình tiếng Anh, em đều lựa chọn các câu chuyện tiếng Anh ý nghĩa, gần gũi để đọc cho các bạn nghe. Cũng có khi em chọn những câu chuyện tiếng Việt thú vị và dịch sang tiếng Anh. Có lần lựa chọn câu chuyện “Ba ngọn đèn giao thông” để phát thanh, em đã mất 3 ngày dịch sang tiếng Anh sao cho sát nghĩa nhất với mong muốn có thể truyền đến bạn bè thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ, nhường nhịn để cùng nhau xây dựng lớp học, trường học luôn vui tươi, hòa đồng”, Huỳnh Lam kể.

“Ln hơn” t mi câu chuyn phát thanh

Tham gia Câu lạc bộ Phát thanh măng non từ năm lớp 4, Huỳnh Thái Dương (học lớp 5/2) nhớ mãi kỷ niệm trong số phát thanh ngày 8-3 năm trước khi em là phát thanh viên, kể những câu chuyện ý nghĩa về mẹ cho học sinh trong trường nghe. “Ngay sau buổi phát thanh đó, em đã trích một phần tiền tiết kiệm của mình mua hoa tặng mẹ, ghi trên tấm thiệp những lời chúc mừng mẹ. Đây là lần đầu tiên em viết lời chúc tặng mẹ khiến mẹ vô cùng xúc động, em thấy mắt mẹ rưng rưng như muốn khóc”, Thái Dương nhớ lại. Từ câu chuyện trên, Thái Dương cho biết bản thân em nhận ra rằng, có khi chỉ một hành động nhỏ, một sự quan tâm nhỏ của mình nhưng đã thể hiện được tình cảm dành cho mẹ, để mẹ vui như thế. Từ đó bản thân em biết quan tâm, chia sẻ nhiều hơn đến ba mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Đó đơn giản chỉ là, nếu thấy bạn quên bút thì em cho bạn mượn; bạn không mang sách thì em cho bạn xem cùng; bạn chưa hiểu bài thì em kiên trì giảng cho bạn hiểu…

Là thành viên khá nhút nhát trong câu lạc bộ, song Chung Thành Nam (học lớp 5/1) luôn nỗ lực và chưa bao giờ bỏ cuộc. Em từng thử sức lên sóng phát thanh trực tiếp dù giọng đọc còn nhỏ, chưa rõ tiếng. Khi học trực tuyến tại nhà trong học kỳ I vừa qua, em chăm chỉ quay các video giới thiệu những quyển sách hay gửi đến bạn bè. “Khi lên sóng phát thanh, em rất run; tuy nhiên em luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình, cố gắng truyền tải thông điệp của câu chuyện kể đến bạn bè. Điều này đã giúp em vượt lên chính mình. Đóng vai một phát thanh viên đã giúp em tự tin hơn rất nhiều”, Thành Nam bày tỏ. Trong khi đó, với Nguyễn Minh Châu (học lớp 5/2 – phát thanh viên kỳ cựu của chương trình suốt 3 năm nay) cho biết ngoài sự tự tin, mạnh dạn, giao tiếp lưu loát, em còn học được thêm tính kiên trì, khả năng làm việc nhóm ở mỗi số phát thanh. Đó còn là những kiến thức bổ ích, kỹ năng sống, những bài học nhân văn ngoài sách giáo khoa. Đặc biệt, Minh Châu cho hay, mỗi lần thực hiện các bài phát thanh về Bác Hồ, các thành viên trong câu lạc bộ đều làm việc rất say sưa. Cả nhóm chia nhau sưu tầm, tìm hiểu các câu chuyện thật hay về Bác, gần gũi với lứa tuổi học sinh. Qua mỗi câu chuyện, các thành viên học được từ Bác nhiều bài học hay, phấn đấu trở thành những học sinh ngoan, học giỏi. “Dư âm sau mỗi câu chuyện phát thanh, đó là đã giúp nhiều bạn thay đổi được thói quen, hành vi mỗi ngày. Em từng thấy nhiều bạn đã thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, mắt thấy rác tay nhặt liền sau các bài phát thanh tuyên truyền về không xả rác bừa bãi. Điều này khiến em rất vui”, Minh Châu vui vẻ nói.

Câu lạc bộ Phát thanh măng non được thành lập từ năm học 2017-2018. Ngoài thực hiện nhiệm vụ phát thanh, câu lạc bộ còn gắn kết với các câu lạc bộ khác trong trường như tiếng Anh, văn hay chữ tốt… thực hiện chương trình phát thanh theo chủ đề trong tháng, trong năm học. Cô Trịnh Thúy Vy (Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Phát thanh măng non nhà trường) chia sẻ, chương trình phát thanh luôn trao mọi cơ hội cho tất cả học sinh trong trường, chỉ cần các em mạnh dạn, có niềm yêu thích. Vì thế, bên cạnh một số thành viên nòng cốt, câu lạc bộ còn là sân chơi của học sinh toàn trường, khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu bản thân hoặc đôi khi là vượt lên chính mình. “Các thành viên chủ chốt được Ban chủ nhiệm câu lạc bộ tập huấn, hướng dẫn cách xây dựng kịch bản, cách đọc, từ đó các em hướng dẫn lại các bạn trong lớp mình. Các chủ đề phát thanh đều bám sát vào chủ điểm sinh hoạt, giáo dục học sinh của nhà trường trong từng tháng, vì thế đã góp phần tuyên truyền rất tốt các hoạt động giáo dục với học sinh”, cô Thúy Vy cho biết.

Trong một năm học chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi suốt học kỳ I học sinh phải học trực tuyến tại nhà, cô Thúy Vy cho hay, các chương trình phát thanh cũng được nhà trường chuyển đổi số. Học sinh ghi hình, quay video tại nhà và gửi cho giáo viên chủ nhiệm biên tập lại trước khi gửi cho học sinh các khối lớp để tuyên truyền về các chủ đề. Điều này không chỉ tạo sân chơi mà còn mang đến sự hào hứng, thích thú cho học sinh và phụ huynh, tạo sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)