Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thầy giáo làng xây bảo tàng văn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Vi khát khao gìn gi nét đp văn hóa truyn thng, cũng là cách nhc nh các thế h tiếp ni nh v ci ngun ca mình. Sut my chc năm nay, thy giáo Nguyn Văn Chín – giáo viên môn văn, Trưng THCS Phm Văn Đng (huyn Hòa Vang, TP.Đà Nng) lng l góp nht nhng hin vt xưa c, dng nhng gian nhà rưng trong khuôn viên vưn ca mình đ trưng bày và gii thiu cho hc sinh.


Thy Chín bên nhng hin vt c trong không gian văn hóa ca mình

Hin vt k chuyn

Không gian văn hóa của thầy Chín quay mặt về phía dòng sông Túy Loan. Không khó để nhận ra bởi những gian nhà rường mang dáng dấp cổ xưa, khác biệt với những ngôi nhà bê tông mái ngói hiện đại. Bước qua tuổi 61, thầy Chín có thâm niên hơn 30 năm theo đuổi giấc mơ dựng lại mái nhà rường và sưu tập những đồ vật cổ xưa. “Cây có cội, nước có nguồn. Con người cũng cần biết và gìn giữ lấy những nét văn hóa truyền thống để nhớ về gốc tích của mình như một niềm tự hào”, thầy Chín nói.

Dẫn chúng tôi tham quan không gian ngôi nhà rường nhỏ, thầy Chín kể: “Ba chục năm trước, mê nhà rường nên tôi lặn lội khắp các vùng quê Quảng Nam, Đà Nẵng để tìm mua những gốc mít già. Nói là mua nhưng không phải ngã giá, cưa cây chở về ngay. Đồng lương nhà giáo của hai vợ chồng ít ỏi nên mình cứ đặt cọc với gia chủ rồi lâu lâu tích cóp đủ tiền thì đến cưa cây mang về. Nhiều người thương thì cho nợ, cũng có người nhận cọc rồi đợi mất mấy năm sau tôi mới quay lại. Điều đáng quý là bà con vẫn chờ”. Từng gốc mít được thầy gom nhặt như cách của những chú kiến xây tổ. Dần dà cũng đủ để dựng lên 3 gian nhà rường nhỏ.


Bc tranh đúc đng hình nh con tàu đưc sưu tm t Canada

Có nhà, thầy Chín lại tranh thủ thời gian nghỉ hè, lặn lội khắp nơi để kiếm tìm và sưu tầm các hiện vật cổ xưa. Những hiện vật thân thuộc như chiếc rìu đá, dĩa gốm cổ, chiếc mâm đồng, mâm gỗ, cối đá xay bột gạo của người Việt và người Chăm cho đến chiếc cassette phát nhạc bằng băng đĩa… Tất cả đều được trưng bày ngăn nắp. Thầy Chín chỉ tay lên chiếc cột giữa gian nhà, nơi có treo bức tranh khá cũ kỹ, nói: “Đây là bức tranh về hình ảnh một con tàu được chế tác bằng kỹ thuật đúc đồng được đưa về từ Canada. Chục năm trước tôi tình cờ quen một người bạn là Việt kiều Canada. Vì quá mê bức tranh này nên anh ấy nhượng lại cho tôi. Nhìn bằng mắt thường, ngoài vẻ cũ kỹ ra dường như tranh không có gì cuốn hút. Nhưng với tôi, hình ảnh con tàu luôn mang khát vọng vươn xa, vượt khó khăn và khám phá cái mới. Đó là chưa đề cập đến kỹ thuật đúc đồng xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và rất tinh xảo”. 

Lng thm vi công vic không tên, gom góp đ gy dng không gian văn hóa mình yêu thích. Thy Chín nói, mi th có th hao mòn trưc thi gian, riêng văn hóa thì còn mãi. Thy luôn sn sàng làm ngưi k chuyn tn tình cho các bn tr, nht là các hc sinh v truyn thng văn hóa quê hương.

Dừng lại bên chiếc sập gỗ đặt trang trọng giữa gian nhà, thầy Chín cho biết: “Đây là chiếc sập đựng lúa do ông nội tôi để lại. Ngày xưa, sập được đóng bằng thứ gỗ mít già nhất để tránh mối mọt. Sập thường để đựng lúa gạo hoặc các thứ giấy tờ, vật dụng quan trọng nhất của gia đình. Chiếc sập cũng là nơi thân quen mà ở đó hình ảnh ông bà thường ngồi têm trầu, trò chuyện hoặc đám trẻ yên ả trong giấc ngủ trưa. Nhìn chiếc sập, tôi như thấy cả ấu thơ của mình, như đang được sum vầy bên gia đình yêu thương”.

Trong không gian xưa cổ, thầy Chín khéo léo bố trí hàng trăm hiện vật do mình sưu tập được qua hàng chục năm để tái hiện lại một phần ký ức xa xưa. Bên cạnh những hiện vật mang trong mình câu chuyện dài khơi gợi ký ức về nhịp sống thuần nông một thuở trên dải đất miền Trung, thầy còn dành không gian bài trí 14 quả đạn pháo. “Chiến tranh có thể khiến chúng ta mất đi nhiều thứ nhưng những gì thuộc về bản sắc văn hóa và cội nguồn thì vẫn còn mãi”, thầy Chín bộc bạch.

Lan ta giá tr văn hóa

Thầy Chín quê ở Quảng Nam. Chiến tranh loạn lạc, cả gia đình chạy giặc ra Đà Nẵng rồi ở lại với mảnh đất này. “Tốt nghiệp THPT, tôi vào ngành sư phạm theo ý nguyện của cha. Thời ấy vất vả lắm, việc đến trường là cả một quá trình nỗ lực. Cha tôi luôn nhắc nhở, vất vả đến đâu cũng học lấy cái chữ để thay đổi tương lai. Hòa bình rồi, phải có chữ để tiếp tục công việc”, thầy Chín kể. Ra trường, thầy đi dạy một vài nơi khác trước khi chuyển đến Trường THCS Phạm Văn Đồng cho đến bây giờ.

Đam mê văn hóa truyền thống, nhiều lần đạp xe ngang qua một ngôi nhà cổ nào đó, dù đang rất bận, thầy Chín vẫn tranh thủ dừng lại để nhìn ngắm. Ước mơ lớn dần. Vừa xây dựng không gian văn hóa của mình, thầy còn giúp ông Nguyễn Viết Lãm ở xã Hòa Nhơn (Hòa Vang) phục dựng ngôi nhà rường cổ hơn 100 năm tuổi. Ông Lãm bày tỏ: “Nhờ thầy Chín góp ý phục dựng mà tôi giữ lại được ngôi nhà rường cổ của cha ông. Bây giờ, mỗi dịp lễ, tết, nhìn con cháu vui vầy trong không gian nhà cổ, tôi thấy ấm áp vô cùng. Thời xưa khó nghèo hay bây giờ cuộc sống hiện đại với nhà cao tầng, tôi vẫn luôn đau đáu với không gian mà ông cha mình từng sinh sống. Ở đó, có ký ức tuổi thơ ngọt ngào của tôi. Và tôi hy vọng, lớp cháu con mình cũng tìm được những kỷ niệm đẹp, riêng biệt trong ngôi nhà cổ này”.


Chiếc rìu đá đưc thy Chín sưu tm t Tây Nguyên

Lặng thầm với công việc không tên, gom góp để gầy dựng không gian văn hóa mình yêu thích. Thầy Chín nói, mọi thứ có thể hao mòn trước thời gian, riêng văn hóa thì còn mãi. Thầy luôn sẵn sàng làm người kể chuyện tận tình cho các bạn trẻ, nhất là các học sinh về truyền thống văn hóa quê hương. Là thầy giáo dạy văn, tình yêu quê hương giống như mạch nguồn tuôn mãi. “Sự kiên nhẫn của mình không mong gì ngoài nhận lại được sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với những gì đã qua đi, đã xưa cũ nhưng là một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa cội nguồn dân tộc”, thầy Chín trải lòng.

Thầy dừng lại rất lâu bên viên đá thạch anh nhỏ. Thầy bảo: “Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ không thể thấy được đây là một vật thể đá sống và lớn theo thời gian. Văn hóa cũng vậy, cần được chăm chút, gìn giữ và vun đắp để giá trị ấy lớn lên từng ngày”.

Thiên Phúc

Bình luận (0)