Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động đỏ bệnh sốt xuất huyết

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Trung tâm Kim soát bnh tt (CDC) Cn Thơ, 6 tháng đu năm 2022, toàn TP ghi nhn 1.539 ca st xut huyết (SXH), tăng 935 ca so cùng k năm 2021, không có trưng hp t vong. Tt c 9 qun, huyn s ca SXH đu tăng so vi cùng k.


Bnh nhi st xut huyết tăng mnh, Bnh vin Nhi đng Cn Thơ phi b trí giưng ngoài hành lang cho bnh nhi nm

Hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL ghi nhận số ca SXH tăng gấp 3-4 lần so cùng kỳ năm trước. Cụ thể  tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.700 ca, tăng hơn 300% so với cùng kỳ, trong đó có 47 ca nặng, 1 trường hợp tử vong. Tất cả 12 địa phương của tỉnh đều có ca bệnh; tỉnh An Giang có gần 5.000 ca, tăng 400% so cùng kỳ, trong đó có 6/11 huyện tăng hơn 500% so cùng kỳ. Số ca nặng chiếm 5-10%, không có ca tử vong; tỉnh Sóc Trăng ghi nhận 325 ca, tăng 116%, trong đó 25 ca nặng, 2 trường hợp tử vong…

Công sut giưng bnh lên ti 1,5 ln

Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng Cần Thơ, báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2022 có 1.157 bệnh nhi SXH đến khám ngoại trú, nhập viện 573 trường hợp (tăng 26,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó có 118 bệnh nhi SXH vô sốc và nặng, có những trẻ mắc thể nặng tái sốc kèm suy đa cơ quan, việc điều trị khó khăn và tỷ lệ tử vong cao.

Do các ca bệnh nặng ở nhiều tỉnh chuyển về, phần lớn là từ Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, từ tháng 5-2022 tới nay, số bệnh nhân điều trị nội trú tại BV Nhi đồng Cần Thơ lên hàng trăm ca/ngày. Khoa SXH thực kê 80 giường bệnh nhưng đầu tháng 7-2022, mỗi ngày có trên dưới 125 bệnh nhân điều trị nội trú. BV phải kê thêm giường ngoài hành lang,  nhiều bệnh nhi nằm giường đôi. Nhân lực của khoa chỉ có 18 người, nhân viên y tế luôn tất bật trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

BS.CKI Võ Hồng Phượng – Khoa SXH, BV Nhi đồng Cần Thơ – cho biết: “Tôi và các đồng nghiệp trong khoa rất mệt, nhất là khi theo dõi các ca bệnh nặng. Nhưng khi bệnh nhi nặng qua được nguy hiểm, rồi các cháu khỏi bệnh được xuất viện thì cả khoa đều vui và ấm lòng, có thêm sức mạnh để tiếp tục làm việc”.

Ghi nhận tại phòng bệnh nặng 731, có 5 bệnh nhi nặng, các bé được theo dõi sinh hiệu bằng máy huyết áp xâm lấn. Các BS, điều dưỡng thay nhau túc trực tại phòng bệnh để theo dõi diễn tiến bệnh và xử lý kịp thời nếu bệnh nhi chuyển nặng.

Chị Phạm Thị Hải (xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) – đang chăm sóc con bị SXH là bệnh nhi  Nguyễn Hải Đăng (13 tuổi) tại đây – kể lại: “Gia đình tôi rất kỹ, luôn cho con ngủ mùng, phun thuốc diệt muỗi thường xuyên nhưng con vẫn mắc bệnh. Thấy con sốt 38,5 độ, tôi đưa lên BV Nhi đồng khám. Ngay lập tức con tôi phải nhập viện do SXH. Đến nay nằm viện cũng đã 4 ngày rồi mà bệnh còn nặng. Hiện con tôi vẫn còn sốt cao, đau bụng, không chịu ăn uống”.

Chị Lê Thị Minh Qui (P.Thới An, Q.Ô Môn, Cần Thơ) – mẹ của bệnh nhi Nguyễn Lê Diệu Liên, 7 tuổi – cho biết: “Vợ chồng tôi làm công nhân ở nhà máy. Con gái ở với bà ngoại, ngủ trưa trong mùng. Tôi dọn dẹp sân sạch sẽ, không để nước đọng, vậy mà bé vẫn mắc bệnh, sốt gần 39 độ. Tôi đưa đến BV quận  thử máu, khi có kết quả bé bị SXH, BV liền chuyển ngay lên BV Nhi đồng Cần Thơ. Bé nằm đây cũng cả tuần rồi…”.

Sn sàng ng phó vi s ca bnh tăng mnh

Theo BS.CKI Nguyễn Huỳnh Nhật Trường – Trưởng khoa SXH, BV Nhi đồng Cần Thơ, năm nay bệnh SXH diễn biến phức tạp hơn các năm trước, nhiều ca nặng hơn. Ban Giám đốc BV đã điều BS từ các khoa khác hỗ trợ Khoa SXH. Các BS trong Khoa SXH đều xử trí được ca bệnh nặng, khoa được trang bị các thiết bị tiên tiến nên các ca bệnh nặng được điều trị ngay tại khoa, không phải chuyển xuống Khoa ICU.

ThS.BS Ông Huy Thanh – Phó Giám đốc BV Nhi đồng Cần Thơ – cho biết: “Theo chu kỳ dịch, SXH sẽ bùng phát trong năm nay. Từ đầu năm, BV đã chuẩn bị nhân lực, tập huấn, chuẩn bị cơ số thuốc, thiết bị, vật tư. Dự đoán bệnh sẽ ngày càng tăng, có khả năng lên 1.000 ca/tuần, BV vẫn đủ khả năng tiếp nhận và điều trị”.

Tại BV Đa khoa TP.Cần Thơ, BS Huỳnh Minh Phú – Phó Giám đốc BV – cũng cho biết: “BV đang điều trị nội trú 40 ca SXH, trong đó 2 trường hợp nặng đang cấp cứu. BV thiếu một số dung dịch cao phân tử để điều trị nên phải thay thế bằng thuốc khác. Do vậy nhân viên y tế rất vất vả trong chăm sóc, theo dõi bệnh nhân. Nếu nhiều bệnh nhân vô sốc nặng thì rất khó cho BV…”.

Hiện ngành y tế Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và nhiều tỉnh ở ĐBSCL đang đẩy mạnh công tác  truyền thông phòng, chống SXH; khuyến cáo người dân dọn dẹp vệ sinh, diệt muỗi, lăng quăng, không để nước đọng, đồng thời khoanh vùng ổ dịch xử lý sớm, không để dịch lan rộng.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giám sát chặt việc xử lý triệt để ổ dịch SXH tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất đúng kỹ thuật tại 100% hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, phương tiện, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống và điều trị SXH…

Tại Cần Thơ, Chủ tịch UBND TP cũng vừa ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống SXH, trong đó nhấn mạnh: Sở Y tế tập trung phát hiện bệnh ở những nơi có ổ dịch cũ, có nguy cơ bùng phát dịch. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn. Đảm bảo có dung dịch cao phân tử cho điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế… Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh SXH” và “đường dây nóng phòng, chống dịch SXH” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

BS.CKII Huỳnh Minh Trúc – Giám đốc CDC Cần Thơ – thông tin, bên cạnh việc phối hợp với các địa phương làm tốt công tác dập dịch, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân cách phòng, tránh SXH, CDC còn phối hợp với BV Nhi đồng Cần Thơ tập huấn cách xử lý và điều trị SXH cho đội ngũ các trạm y tế trên địa bàn TP…

Đan Phưng

Bình luận (0)