Sự kiện giáo dụcTin tức

VVOB tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục


Bà Karolina Rutkowska (Giám đc Chương trình quc gia VVOB Vit Nam) phát biu ti s kin trin khai d án TALK

Vừa qua, Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng (VVOB, Bỉ) đã chính thức giới thiệu dự án “Giáo viên mầm non áp dụng các kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ” (TALK). Dự án hướng đến nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non trên địa bàn 3 tỉnh có nhiều hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai. Theo đó, trong 5 năm tới dự án TALK chú trọng vào môi trường học tập giàu ngôn ngữ kết hợp với cảm giác thoải mái và sự tham gia như là một hướng tiếp cận hiệu quả để hỗ trợ trẻ sẵn sàng cho việc học tập. Cụ thể, dự án được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi thực sự trong lớp học về tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ, đảm bảo trường mầm non chuẩn bị hành trang thật tốt cho trẻ ở các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, để trẻ bước vào bậc tiểu học với những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, từ đó giúp trẻ sẵn sàng học tập. Những thay đổi này sẽ đạt được và bền vững thông qua việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và thực hành của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên. Bà Karolina Rutkowska (Giám đốc Chương trình Quốc gia VVOB Việt Nam) khẳng định: “Với mục tiêu giải quyết các thách thức giáo dục phức tạp đã đề ra trong dự án TALK, việc đạt được các mục tiêu này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và chung tay cùng với Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cũng như các đối tác về mặt chuyên môn như là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, ĐH KdG, tổ chức mạng lưới trường học CEF, Trung tâm Giáo dục trải nghiệm CEGO. Chúng tôi hy vọng có thể mang đến chất lượng giáo dục tốt hơn cho trẻ em ở các khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống”.

Được biết, dự án TALK nối tiếp thành công của dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (BAMI) vừa kết thúc cuối năm 2021 với nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao năng lực quan sát và suy ngẫm của giáo viên (về 2 chỉ số cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ); đồng thời hỗ trợ giáo viên điều chỉnh phương pháp tiếp cận phù hợp cho từng trẻ trong lớp đúng theo tinh thần lấy trẻ làm trung tâm của Bộ GD-ĐT.

D.Trang

 

Bình luận (0)