Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách hành chính tại TP.HCM: Cần cải thiện với tốc độ nhanh dần

Tạp Chí Giáo Dục

Dù n lc thc hin và đt nhiu kết qu trong công tác ci cách hành chính (CCHC); song mt s ch s vn chưa đt như mong mun, đòi hi TP.HCM cn làm nhiu hơn na mi đáp ng đưc yêu cu ca ngưi dân, doanh nghip và yêu cu phát trin TP.


Bà Đ
 Thanh Huyn – chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát trin Liên hp quc ti Vit Nam nói v ci cách hành chính ti TP.HCM

UBND TP.HCM vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2022 và phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan đến công tác này.

Ngưi dân tham gia dch v công trc tuyến rt thp

Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù TP.HCM có kế hoạch phát triển thành đô thị thông minh, chính quyền điện tử, song tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến rất thấp.

Bà Đỗ Thanh Huyền – chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam – cho hay, TP.HCM có 91% người dân dùng internet nhưng chỉ có khoảng 6% người dân tham gia dịch vụ hành chính công trực tuyến, thấp hơn so với trung bình của cả nước. Dịch vụ hành chính công trực tuyến của TP không có gì thay đổi sau 2 năm qua.

Bà Huyền dẫn chứng, dịch vụ hành chính công trực tuyến của TP quá nhiều hình ảnh, chưa thân thiện với người dùng, thay vì hỗ trợ người dùng thì lại bắt tra cứu hồ sơ. Ở một số tỉnh thành, khi vào dịch vụ công trực tuyến người dân sẽ gặp câu hỏi đầu tiên là bạn cần làm gì.

Liên quan đến dịch vụ công trực tuyến của TP.HCM, ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ – cho rằng, TP.HCM đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử nhưng hiệu quả lại không cao. TP giảm thời gian và đơn giản hóa thủ tục bằng cách từ tiếp nhận trực tiếp chuyển sang trực tuyến, tuy nhiên người dân quan tâm và tham gia ít, mới đạt khoảng 20,87%. Kết quả này không được như kỳ vọng vì chi phí đầu tư rất nhiều. Đây là chỉ số mà TP phải nâng lên trong thời gian tới.

Theo công bố kết quả chỉ số CCHC năm 2021 của Bộ Nội vụ, đối với TP.HCM đạt 86,05%, xếp vị trí 43/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc nhưng tăng giá trị chỉ số 1,35% so với kết quả năm 2020. Theo đó TP.HCM nằm trong nhóm B (gồm 59 tỉnh có kết quả Chỉ số đạt từ 80% – dưới 90%), dưới mức điểm trung bình chung của cả nước là 86,37%.

Đối với kết quả SIPAS (Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước) năm 2021 đạt 86,69%, nằm trong nhóm các tỉnh, TP có mức hài lòng thuộc loại trung bình thấp (từ 83% đến dưới 87%).

So với kết quả từ năm 2017 đến năm 2021 cho thấy có sự tiến bộ vượt bậc trong việc nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc TP.HCM, tăng dần qua các năm từ 71,19% vào năm 2017 tăng hơn 15% đạt 86,69% vào năm 2021. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực thực hiện, nhiều nội dung bị trừ điểm chỉ số PAR INDEX, như lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, hiện đại hóa nền hành chính…

Theo ông Nguyễn Duy Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), TP.HCM cần sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP trên cơ sở hợp nhất giữa cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tập trung để lãnh đạo TP dễ dàng kiểm soát được toàn bộ quá trình, bởi lẽ TP đang triển khai việc này khá chậm. Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm, TP đã tiếp nhận và giải quyết cho khoảng 5,3 triệu hồ sơ nhưng mới chỉ có 11 ngàn hồ sơ nhập vào phần mềm điện tử TP, trong đó đúng hạn đạt được 63%, tức còn 37% trễ hạn.

Ông Hoàng cũng chỉ rõ, TP.HCM hiện đang có hơn 800 dịch vụ công trực tuyến nhưng mới có 22 dịch vụ kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia là rất ít. “Hiện các địa phương đã xây dựng được dịch vụ công trực tuyến liên thông cho việc thanh toán trực tuyến nghĩa vụ đất đai và thuế nhưng TP.HCM chưa làm được điều này. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thời gian các địa phương thực hiện thủ tục này mất khoảng 30-60 phút nhưng TP.HCM mất đến 28 ngày”, ông Hoàng dẫn chứng.

Phi ci cách hành chính nhiu hơn na

Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Bởi CCHC có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước, đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế, xã hội TP. Muốn bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn đòi hỏi phải CCHC.

Ông Mãi thông tin, trong năm 2021 và các tháng đầu năm của 2022, hệ thống hành chính của TP.HCM đã có nhiều nỗ lực, đặc biệt trong bối cảnh TP gặp khó khăn do dịch bệnh đã mang lại nhiều kết quả rất lớn. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của TP, mong mỏi của người dân và doanh nghiệp, các địa phương khác thì CCHC của TP.HCM còn phải làm nhiều hơn nữa.

Theo ông Mãi có rất nhiều nội dung đòi hỏi các cơ quan, sở ngành phải nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, điểm tuyệt đối của CCHC TP.HCM có tăng nhưng vị trí tụt 20 hạng cho thấy TP có sự nỗ lực nhưng các địa phương khác nỗ lực nhiều hơn, hoặc nỗ lực bằng, hoặc thấp hơn nhưng kết quả tốt hơn. Nhìn vào đây, đòi hỏi phải cải thiện đồng bộ hơn, bởi nếu trì trệ thì kéo lên rất khó.

Kết quả chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) vẫn giữ hạng dù điểm số có tăng cho thấy các địa phương khác đang cải thiện PCI tốt hơn. Xét trong bối cảnh TP.HCM, không nên cho rằng PCI cao là thu hút đầu tư nhiều hơn mà còn phải tính thêm lợi thế về địa kinh tế. Nếu TP làm tốt hơn thì lượng đầu tư tốt hơn và dòng vốn xã hội sinh lời nhiều hơn.

Đối với hiện đại hóa nền hành chính và CCHC công, nếu tập trung thì điểm số sẽ cải thiện. Việc xây dựng hệ thống thông tin điện tử, đưa vào khai thác cổng dịch vụ công cần chuẩn bị kỹ để tháng 10 tới có thể vận hành ngay. TP thông minh và chuyển đổi số thì việc 11 ngàn hồ sơ trong tổng số 5,3 triệu hồ sơ ghi nhận trên một cửa thông tin quốc gia là điều đáng suy nghĩ.

Ông Mãi cũng nhấn mạnh đến việc tập trung vào những điểm bị giảm, tìm giải pháp để có kết quả thay vì tìm lý do giải thích. Căn cứ vào kết quả này, TP cần có giải pháp cải thiện với tốc độ nhanh dần để cuối năm có kết quả đánh giá cùng với kết quả đánh giá cán bộ. Giải quyết đơn thư của người dân sao cho tốt vì kênh thông tin này cũng rất quan trọng.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, chúng ta không lấy lý do TP lớn để không nhìn thẳng vào các hạn chế. Cần soi vào hoạt động của cơ quan, của ngành để cầu thị, tiếp thu và sửa chữa để tốt hơn.

Phú Cát

Bình luận (0)