Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên chủ nhiệm: Chỉ yêu thương thôi chưa đủ…

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm giúp giáo viên trong trưng hiu hơn v công tác ch nhim lp, mi đây Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đã t chc hi tho “Trái tim ngưi thy” đ bàn sâu v công vic này…


Giáo viên giơ nhng tm bng ghi các mong mun ca bn thân s mang đến cho hc sinh trong lp mình ch nhi năm hc mi

Làm sao đ giáo viên ch nhim gn gũi hc sinh?

Từ kinh nghiệm chủ nhiệm của mình, thầy Ngô Minh Huy (giáo viên môn tiếng Anh) nhận định, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trước hết phải là người-bạn-lớn của học sinh (HS), đứng ở góc độ tâm lý HS để chia sẻ, gỡ rối cùng các em. Khi đã là một người-bạn-lớn thì thầy cô sẽ biết lắng nghe, không thiên vị, cảm tính; khi hiểu được tâm tư, nguyện vọng của HS thì sẽ có cách để đưa những vấn đề mà các em đang gặp phải đến với phụ huynh. Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Hồng Nhung (giáo viên môn tiếng Anh) khẳng định, yêu thương là giá trị cốt lõi của người giáo viên, nhất là trong công tác GVCN. Xuất phát từ giá trị yêu thương, giáo viên sẽ có năng lực để hiểu HS của mình, có sự tôn trọng, biết kiềm chế cảm xúc. Không phải lúc nào chúng ta cũng đòi hỏi HS tôn trọng mình mà ngược lại, chính giáo viên, nhất là GVCN phải tôn trọng HS trước. Đó là bước gần nhất để mỗi GVCN đến với HS của mình.

Là giáo viên trẻ nhưng đã có 6 năm đảm nhận vai trò chủ nhiệm, cô Trần Thanh Vân Anh (GVCN lớp 7A8) chia sẻ cô luôn coi mỗi HS trong lớp như một mầm non. Vì vậy, mọi hành vi của GVCN đều có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi mầm non. “Nhìn theo hướng tích cực, công tác chủ nhiệm lớp không phải là áp lực cho giáo viên mà ngược lại chính là động lực, là cơ hội để giáo viên thay đổi. Thay đổi sự cứng nhắc của bản thân để trở nên linh hoạt, mềm dẻo; thay đổi mối quan hệ với phụ huynh, kéo phụ huynh và HS “đứng về phía mình” trong các hoạt động giáo dục”, cô Vân Anh nói.

Thừa nhận thất bại trong năm đầu tiên đảm nhận công tác chủ nhiệm, một GVCN cho hay bản thân từng nản đến mức muốn buông bỏ và nảy sinh tâm lý “chỉ ra thật nhiều lỗi của HS” cho phụ huynh biết. “Khi nhìn lại bản thân, tôi nhận thấy rằng sai lầm của mình trong công tác chủ nhiệm là thích quy chụp, chưa thật sự tìm hiểu hoàn cảnh của HS, nhất là những HS cá biệt. Việc chưa tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh HS đã dẫn đến các phương pháp giảng dạy không phù hợp, thiếu sự hợp tác của phụ huynh, HS. Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả phải có được sự đồng hành của phụ huynh, làm sao để phụ huynh hiểu, đồng hành trong cách giáo dục HS. GVCN cần đề cao vai trò của phụ huynh, để phụ huynh được chia sẻ nhiều hơn, nói nhiều hơn…”, GVCN trên chia sẻ.

Triết lý “dt c sên đi do”

Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Lê Thị Bích Thảo (GVCN lớp 8A4) cho rằng điều quan trọng giúp công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả là GVCN phải biết… bớt kỳ vọng vào HS theo triết lý “dắt ốc sên đi dạo”. GVCN quan sát nhiều hơn, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn để nhìn ra ưu điểm cổ vũ, khích lệ HS. Tùy vào từng năng lực, đối tượng HS mà GVCN đặt ra các mục tiêu riêng, đặt mình vào vị trí, xuất phát điểm của HS để thấu hiểu, đưa các em tiến bộ. Khi đó, không chỉ HS mà ngay cả GVCN cũng cảm thấy bớt áp lực, từ đó có sự nhiệt huyết hơn. Theo cô Bích Thảo, không chỉ hữu ích trong công tác chủ nhiệm, triết lý “dắt ốc sên đi dạo” còn rất hiệu quả trong việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, để tìm ra tiếng nói chung trong giáo dục, giúp mỗi HS nhận ra giá trị của bản thân.

Chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm công tác chủ nhiệm khi đã giúp “thay đổi cuộc đời một HS” từ một lời động viên kịp thời, thầy Nguyễn Thái Học (GVCN lớp 9A4) khẳng định, công tác chủ nhiệm không đơn thuần là quản lý HS mà thậm chí còn thay đổi tương lai của mỗi HS. Nếu hiểu hoàn cảnh, tính cách của HS, GVCN sẽ có cách để không một HS nào bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển của lớp, động viên các em đúng lúc thì bản thân các em sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Để làm được điều này, đòi hỏi GVCN phải thật sự sát sao, tâm huyết.

Ngoài sự đồng hành, thấu hiểu của phụ huynh, trong hội thảo, nhiều giáo viên còn chỉ ra rằng để công tác chủ nhiệm thành công thì phải cần đến sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn, giám thị, đặc biệt là sự đồng hành, thấu hiểu từ lãnh đạo nhà trường. “Sẽ có những HS thích giáo viên bộ môn hơn GVCN. Như vậy, để tác động đến những HS đó thì GVCN làm sẽ không hiệu quả, chính giáo viên bộ môn làm sẽ mang lại hiệu quả hơn. GVCN và giáo viên bộ môn tương tác qua lại, kịp thời có phương hướng giải quyết”, thầy Hồ Văn Tiến (giáo viên môn văn) bày tỏ.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, GVCN luôn được coi là “linh hồn” của mỗi lớp học, tác động trực tiếp đến từng HS trong lớp. Vì vậy, chỉ khi nào GVCN hiểu đúng giá trị, vai trò, trách nhiệm của mình thì mới có thể xây dựng được phương pháp giáo dục, quản lý thích ứng với từng đối tượng HS trong lớp phụ trách. “Yêu thương thôi chưa đủ, với người GVCN cần phải biết cách yêu thương”, cô Minh Tâm nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Bình luận (0)