Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ứng xử của phụ huynh với các vấn đề của con

Tạp Chí Giáo Dục

V cách ng x ca ph huynh đi vi các vn đ ( đây nhn mnh đến các v vic không tích cc) ca con em mình, có l chúng ta nên nhc li câu chuyn ca c Thng Phm Văn Đng…


Theo tác giả, câu chuyện của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài, các bậc phụ huynh nên đọc, nghiền ngẫm và vận dụng. Trong ảnh: Giáo viên và học sinh tham gia một hoạt động ngoại khóa ở trường
. Ảnh: H.Trinh

Bác Tô, như nhiều người vẫn gọi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chỉ có một con trai, tên là Phạm Sơn Dương. Khi anh Dương còn rất nhỏ, mẹ anh – bà Phạm Thị Cúc, sau khi sinh anh ít lâu thì bị bệnh nặng, từ đó không thể chăm sóc chồng con một cách bình thường được nữa. Phạm Sơn Dương khi còn nhỏ có thời gian sống gần với các cán bộ cảnh vệ, phục vụ của cha. Lúc anh học tiểu học ở quận Ba Đình, có lần chơi đáo rồi cãi nhau và đánh nhau với một bạn là con trai một ông nhà nghèo sửa xe đạp trên phố, bị một vết bầm trên mặt. Bác Tô thấy vậy mới bảo với những người giúp việc: “Các cháu nhỏ cùng học va chạm nhau rồi xô xát là điều không tốt, nhưng cũng vẫn có xảy ra. Đừng làm to chuyện. Bảo ban cháu Dương và nhất là tìm hiểu xem cháu kia có bị đau không, nếu cần thì phải gặp ông sửa xe đạp nói lời tử tế, cho tôi thăm hỏi và xin lỗi”.

Câu chuyện rất sâu sắc không chỉ ở thái độ đúng mực của người đứng đầu Chính phủ mà còn cả ở khía cạnh giáo dục và xã hội. Chúng ta khen cách hành xử của bác Tô có lẽ rất thừa nhưng cũng không thể không nói; bởi ở xã hội hiện nay, một số người có chức vụ, quyền hạn, địa vị có thể sẽ chọn cách hành xử khác, ít nhất cũng “mắng vốn” đến giáo viên chủ nhiệm hay hiệu trưởng nhà trường để đe nẹt đứa học sinh kia, nếu không tìm đến gia đình cậu bé kia mà “hỏi cho ra lẽ”. Hay ở khía cạnh xã hội, dù cha mẹ đứa bé “bị hại” không nói gì, nếu người dưới của cha mẹ cậu bé biết chuyện, rất có thể sẽ lấy lòng cấp trên của mình bằng cách tự ý đi “xử” cậu bé kia và gia đình cậu. Những sự việc tương tự vậy diễn ra không ít và đã có một số phụ huynh hành xử rất “hổ báo” khi con họ có tranh chấp với trẻ khác trong trường hoặc bị giáo viên phạt vạ trong những tình huống không hẳn cần phải “làm quá” như vậy.

Ở khía cạnh giáo dục, câu chuyện trên cũng cho ta nhiều điều để suy nghĩ. Chẳng hạn, phụ huynh nên chia sẻ rằng các vấn đề của con em mình diễn ra ở trường hoặc liên quan đến trường học là không ít, dù ta có cố tránh. Đó là va chạm, bạo lực giữa những đứa trẻ (là biểu hiện thường thấy nhất của bạo lực học đường); là sự “phân biệt” hoặc thiếu khách quan, công bằng của giáo viên (yêu học sinh này hơn học sinh khác, không thích các học sinh không chịu đi học thêm…); là các hình thức phạt vạ có tính phổ biến (áp dụng chung cho tất cả các học sinh) của giáo viên; là hiện tượng học sinh ít được chăm chút khi không phải là con em gia đình có thế lực hoặc có thành tích xuất sắc… Bởi vì, về lý thuyết, môi trường học đường là một môi trường thực sự tốt đẹp, nhưng môi trường đó do các cá nhân xây đắp nên, mà các cá nhân luôn có những góc nhìn, quan điểm, tình cảm, nhận thức khác nhau nên sự xây đắp đó có thể không giống nhau và không như mong muốn của tất cả các phụ huynh.

Thái đ và cách ng x ca ph huynh đi vi các vn đ ca con em mình cũng là mt hình thc làm gương cho con có tác dng không h nh. Chng hn, mt ph huynh ra sc khc phc, chân thành xin li đa tr khác và gia đình em đó s là mt bài hc sâu sc v s chu trách nhim cho con em mình, có th làm cho em đó có đưc mt “k nim” xương máu mà không dám tái phm.

Hay ở khía cạnh khác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu những người phục vụ của mình – vốn lâu nay đã chăm sóc anh Dương – phải bảo ban anh nhiều hơn, đồng thời phải thăm hỏi và xin lỗi gia đình ông sửa xe đạp kia. Đây là thái độ khiêm tốn, tự phê bình cao và biết đặt mình vào vị trí của người khác. Trong một số vụ việc của trẻ con với nhau, khoan hãy nói đến lỗi của ai, bởi khi nhận thức của trẻ còn đang hoàn thiện, tìm lỗi của nhau thì có thể rất thiên kiến. Tại sao phải khăng khăng xác định lỗi phải – mà thực ra là nhắm tìm lỗi của người kia chứ không phải tự vạch lỗi của mình – khi lỗi đó ở các góc độ khác nhau có thể nhìn nhận khác nhau? Hoặc là, nếu mình biết xót vì con mình đau thì cha mẹ đứa trẻ kia có xót không, họ có tức giận tìm cách trả đũa không? Liệu có trường hợp hai ông bố nóng mặt vì con mình bị trầy xước do đánh nhau mà xông vào “đấu võ” với nhau để thiên hạ cùng cười chê không? Và rồi sự việc có giải quyết được gì không? Hẳn chúng ta sẽ thấy ngỡ ngàng với câu hỏi “tìm hiểu xem cháu kia có bị đau không”, nhưng đó mới thực sự là người cha, người mẹ có trách nhiệm với con em mình, chứ không phải yêu thương con mà bất chấp, mà hành xử vô lối.

Như vậy, trong các trường hợp, khi phát hiện ra vấn đề của con em mình trong nhà trường, trừ những vụ việc rất khẩn cấp (cháy nổ, có tai nạn phải đi cấp cứu…), phụ huynh cần bình tĩnh, nên tìm hiểu cặn kẽ, lắng nghe thông tin từ các phía trước khi thể hiện một thái độ hoặc có cách ứng xử nào đó. Trong trường hợp con em mình có thiệt hại, có tổn thương thì cũng nên có cách ứng xử văn minh, đúng pháp luật và không làm trầm trọng thêm sự việc. Những chuyện đáng tiếc như phụ huynh đánh bảo vệ, làm tổn thương đứa trẻ khác ngay trong trường hoặc bắt cô giáo phải quỳ gối… là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Suy cho cùng, thái độ và cách ứng xử của phụ huynh đối với các vấn đề của con em mình cũng là một hình thức làm gương cho con có tác dụng không hề nhỏ. Chẳng hạn, một phụ huynh ra sức khắc phục, chân thành xin lỗi đứa trẻ khác và gia đình em đó sẽ là một bài học sâu sắc về sự chịu trách nhiệm cho con em mình, có thể làm cho em đó có được một “kỷ niệm” xương máu mà không dám tái phạm. Hay đứa trẻ có thể sẽ thấy tự đắc và từ đó sinh ra kiêu ngạo, dựa dẫm khi thấy cha mẹ mình dùng thế lực để ép phụ huynh của bạn hoặc giáo viên phải xin lỗi, dù tình huống có thể không rõ ai là người có lỗi… Vì vậy, câu chuyện trên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rõ ràng vẫn nên được các bậc phụ huynh đọc, nghiền ngẫm và vận dụng!

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)