Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn bản thơ trong sách Ngữ văn 7

Tạp Chí Giáo Dục

Sách Ng văn 7 (b Cánh diu) có 2 bài đc v thơ. Mt bài hc v thơ 4 ch, 5 ch (bài 2, tp 1) và mt bài hc v các bài thơ không b ràng buc bi các quy đnh v hình thc (thơ t do – bài 7, tp 2).


Giáo viên và hc sinh đc văn bn thơ ti thư vin trưng. Ảnh: V.Yên

1. Thơ 4 ch, 5 ch

Sở dĩ có bài đọc hiểu về thơ 4 chữ, 5 chữ vì cần tích hợp với phần viết: Chương trình yêu cầu học sinh lớp 7 tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ. Hơn nữa, thơ 4 chữ, 5 chữ vốn là thể thơ quen thuộc, gần gũi với học sinh; có nhiều bài thơ hay, vừa dạy cách đọc, vừa làm ngữ liệu cho việc tập làm thể thơ này. Cũng như chương trình hiện hành, việc cho học sinh tập làm các thể thơ quen thuộc không nhằm đào tạo các nhà thơ mà mục tiêu chính là giúp các em nắm vững đặc điểm các thể thơ; từ đó mà đọc hiểu và khám phá các thể thơ ấy tốt hơn. Tất nhiên cũng qua đó tạo cho học sinh niềm yêu thích đối với việc làm thơ. Thơ 4 chữ, 5 chữ trong sách Ngữ văn 7 gồm các bài: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai – 4 chữ); “Ông đồ” (Vũ Đình Liên – 5 chữ); “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh – 5 chữ) và văn bản dùng để tự đánh giá là bài “Một mình trong mưa” (Đỗ Bạch Mai – 4 chữ). Như thế, trong 4 văn bản vừa nêu, có 2 văn bản kế thừa sách giáo khoa hiện hành là “Ông đồ” và “Tiếng gà trưa”; 2 văn bản còn lại là văn bản mới; có 2 văn bản thơ 4 chữ và 2 văn bản thơ 5 chữ. Nội dung các văn bản thơ 4 chữ, 5 chữ trong sách Ngữ văn 7 đều rất gần gũi với học sinh, chủ yếu tập trung thể hiện những nỗi xúc động của người viết về tình cảm gia đình. Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai là cảm xúc bâng khuâng, sâu lắng của nhà thơ khi nghĩ về người mẹ; “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ghi lại tâm sự giản dị mà thật cảm động của tác giả nhớ về người bà khi nghe tiếng gà trưa; “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai mượn hình ảnh con cò để thể hiện nỗi lòng của người mẹ vất vả nuôi con. Bài “Ông đồ”, một kiệt tác của nhà thơ Vũ Đình Liên không chỉ giúp học sinh hiểu tâm trạng buồn bã, xót xa, thảng thốt của người viết về một giá trị văn hóa sắp bị lãng quên, mà còn như một sự nhắc nhở thế hệ trẻ biết trân quý các giá trị truyền thống của dân tộc. Về hình thức, các văn bản chọn học trong bài này đều là các bài thơ rất cô đọng, có sức gợi mở, lan tỏa cảm xúc cho người đọc. Các văn bản ấy hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018, giúp học sinh “nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ”.

2. Thơ t do (bài 7, tp 2)

Để giúp học sinh có thêm hiểu biết và kỹ năng đọc hiểu thơ nói chung như yêu cầu của chương trình vừa nêu ở trên, bên cạnh thơ 4 chữ, 5 chữ, sách Ngữ văn 7 còn giới thiệu một số bài thơ hay, không bị ràng buộc bởi các quy định về hình thức (thơ tự do). Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông ghi lại tình cảm cha con sâu lắng và ước vọng của người cha khi đứng trước biển; bài thơ “Mây và sóng” của R. Tagore ca ngợi tình mẹ con sâu nặng, xúc động. Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm nói về tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ đã già. Ngoài ra, trong phần tự đánh giá có bài thơ “Rồi ngày mai con đi” của Lò Cao Nhum là lời tâm sự chân tình của người cha khi tiễn con xuống núi. Trong 4 văn bản này, bài “Mây và sóng” là văn bản đang học ở sách giáo khoa ngữ văn THCS hiện hành. Văn bản “Những cánh buồm” cũng đã trích trong sách Tiếng Việt (bậc tiểu học), nay học đọc hiểu chính thức trong sách Ngữ văn 7. Bài “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm vốn có trong chương trình và sách giáo khoa văn học 1986, đến chương trình 2006 thay bằng bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”; nay chúng tôi lấy lại vào sách Ngữ văn 7. Những văn bản thơ tự do trong bài này đều tập trung vào chủ đề tình yêu thương gia đình, thông qua các mối quan hệ cha – con (Những cánh buồm, Rồi ngày mai con đi); mẹ – con (Mây và sóng, Mẹ và quả). Đó là những nội dung tư tưởng, tình cảm rất cần giáo dục và bồi đắp cho thế hệ trẻ.

Có thể thấy các văn bản thơ được chọn học ở 2 bài trong sách Ngữ văn 7 vừa bảo đảm nguyên tắc kế thừa và đổi mới; vừa đáp ứng được các yêu cầu về đọc hiểu thơ của chương trình 2018. Các văn bản thơ được chọn đều tiêu biểu cho thành tựu của văn học với những tác giả có tên tuổi; có thơ Việt Nam và thơ nước ngoài; có tác giả người Kinh và có tác giả dân tộc ít người (Lò Cao Nhum, người Mường). Các bài thơ ấy vừa giúp cho việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ, vừa tích hợp với yêu cầu của kỹ năng viết (tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ), vừa góp phần làm giàu có tâm hồn cho học sinh về tình cảm gia đình.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)