Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thị trường tân dược: Thật giả khó lường

Tạp Chí Giáo Dục

Vn nn thuc và thc phm chc năng (TPCN) gi chưa bao gi hết “nóng”, đc bit là t khi dch bnh Covid-19 bùng phát dn đến nhu cu chăm sóc sc khe đưc mi ngưi đt lên hàng đu. Các loi thuc cha bnh, TPCN gi đưc bày bán tràn lan trên mng xã hi. Các loi tân dưc này đưc làm như tht cng vi nhng mánh khóe ca ngưi bán nên ngưi tiêu dùng rt khó đ phát hin. Hu qu là dùng tin tht mua hàng gi đ ri rưc bnh tht…


L
c lưng chc năng bt gi mt v vn chuyn thc phm chc năng không rõ ngun gc

Bt hàng ngàn v buôn bán, sn xut tân dưc gi

Theo bà Nguyễn Diệu Hà – Tổng Thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả, đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, thuốc thật và giả khi để cạnh nhau, tuy nhiên điều này người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

“Thuốc giả không chỉ là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Điều trị bằng thuốc giả sẽ không hiệu quả. Chẳng hạn với kháng sinh giả có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc. Các thuốc giả được sản xuất tại cơ sở không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các loại thuốc dùng đường tiêm hoặc trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch”, bà Hà cho hay.

Nói về TPCN giả, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – cho biết trên thị trường hiện có nhiều loại TPCN không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi nhãn theo quy định vẫn được bày bán công khai. Nếu trước đây, TPCN chủ yếu được nhập khẩu, phân phối và kinh doanh bởi một số công ty bán hàng đa cấp, hoặc bán hàng qua mạng thì hiện nay rất nhiều nhà thuốc, siêu thị cũng kinh doanh mặt hàng này. Theo quy định, đối với TPCN có chứa hoạt chất sinh học, nếu công bố sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người (tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật) thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng (về tác dụng của sản phẩm/ tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần trong sản phẩm/ giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn). Trên thực tế, người tiêu dùng khó tiếp cận những thông tin đó.

Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý hàng ngàn vụ thuốc, TPCN giả; trong đó có 60 vụ giả về chất lượng, công dụng; 375 vụ giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; 34 vụ vi phạm về tem, nhãn, bao bì, hàng hóa giả; 162 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là 982 vụ… Tổng số tiền phạt vi phạm hơn 12,6 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường – cho biết, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu. Các hành vi này gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyền lợi của người tiêu dùng, uy tín của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ hội chữa bệnh, hệ lụy để lại cho con người và toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán, sản xuất tân dược giả. Trong đó phải kể đến lợi nhuận là rất lớn. Mặt khác, ý thức người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc trên chợ mạng. Bên cạnh đó việc giám định thuốc, TPCN đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra xác minh. Sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt.

Ch mua sn phm rõ ngun gc

Đây là lời khuyên dành cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa, đặc biệt là thuốc và TPCN – những hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người sử dụng.

Trên thực tế, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vụ việc vi phạm vẫn xảy ra và không ngừng gia tăng ở nhiều nơi. Theo đó, để đấu tranh với thuốc, TPCN giả, cần có sự vào cuộc đồng bộ của Bộ Y tế, các bộ ngành, hiệp hội liên quan và doanh nghiệp.


L
c lưng chc năng Lng Sơn thu gi 950 sn phm thuc tân dưc không đưc phép lưu hành ti Vit Nam. Ảnh: T.Hằng

Thuc, thc phm chc năng gi hin din khp thế gii

PGS.TS Lê Văn Truyền – chuyên gia cao cấp dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế – thừa nhận, vấn nạn thuốc và TPCN giả hiện diện mọi nơi trên thế giới nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, ở đó có các kênh phân phối “phi chính thức” phát triển rất mạnh và không an toàn. Và thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự phát triển của các “hiệu thuốc trực tuyến” giả mạo, các kênh bán hàng qua mạng xã hội, thậm chí qua “shipper” với giá rẻ. Ở Việt Nam, thuốc và TPCN giả cũng tăng vọt do mô hình bệnh tật đang chuyển đổi sang các bệnh mạn tính, do tuổi thọ tăng, thu nhập tăng và khuynh hướng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe để phòng dịch bệnh.

“Đặc biệt, cần phải có những công cụ, giải pháp được pháp luật thừa nhận để có thể hỗ trợ cho lực lượng quản lý thị trường khi thực thi nhiệm vụ, có cơ sở để đánh giá, xác minh độ thật giả của sản phẩm thuốc, TPCN lưu thông trên thị trường. Tăng cường tuyên truyền người tiêu dùng mua sản phẩm rõ nguồn gốc”, ông Lê nhấn mạnh.

Theo ông Hùng, chống gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh thuốc và TPCN giả hiện nay chính là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Làm thế nào để người tiêu dùng mua được thuốc và TPCN bảo đảm chất lượng với giá cả phải chăng là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và cho chính các nhà sản xuất, kinh doanh. Do đó, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền – chuyên gia cao cấp dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, giới tội phạm đã sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và buôn bán hàng giả. Vậy nên các nhà sản xuất chân chính cũng cần đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ để giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ hình ảnh nhà sản xuất và sản phẩm, chống giả mạo. Nếu không, cuộc chiến chống hàng giả khó giành được kết quả…

Minh Phương

Bình luận (0)