Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xuất khẩu gạo Việt Nam: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lắm

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2023, Vit Nam xut khu 8,1 triu tn go vi tr giá 4,67 t USD, tăng 14,4% vng và tăng 35,3% v tr giá so vi năm 2022. D báo năm 2024, tình hình xut khu go có nhiu thun li nhưng cũng không ít khó khăn…


6 tháng đu năm 2024, d kiến nưc ta s xut khu 4,5 triu tn go. Ảnh: V.Yên

Năm 2024, thế gii s thiếu khong 7 triu tn go

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn; các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… dự báo sẽ giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu. Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023-2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn.

Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với quý I năm 2023.

Về nguồn cung, theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), diện tích gieo trồng lúa vụ hè thu năm nay ở khu vực ĐBSCL tính đến nay đã đạt khoảng 570 ngàn hécta (khoảng 30% kế hoạch). Trong điều kiện bình thường, với mức sản lượng dự kiến, sau khi để tiêu dùng nội địa (như bảo đảm an ninh lương thực trong nước và chế biến, làm giống, thức ăn chăn nuôi), Việt Nam có thể xuất khẩu được khoảng 7,6 triệu tấn gạo.

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT – cho biết thêm, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn, trong đó tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước 4,38 triệu tấn. Tính đến cuối tháng 4-2024, lượng lúa hàng hóa vụ đông xuân của cả nước còn khoảng 3 triệu tấn (gần 2 triệu tấn gạo), sẽ đủ cung ứng cho hơn 4,5 triệu tấn gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục; đồng thời dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, khó lường.

Tại ĐBSCL, tình trạng xâm nhập mặn ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông tập trung trong tháng 4, tháng 5, ảnh hưởng đến sản xuất vụ hè thu năm 2024. Bên cạnh đó, nhiều nước có thị trường nhập khẩu gạo lớn (Indonesia, Philippines, châu Âu) đã thay đổi chính sách nhập khẩu như: Philippines dỡ bỏ rào cản phi thuế quan đối với nông sản nhập khẩu; Châu Âu siết chặt về chất lượng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, như vậy yếu tố về chất lượng gạo chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu gạo.

Đng đ doanh nghip phi bán đ bán tháo lúa go

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền – Chủ tịch Công ty Xuất khẩu Nông sản Ngọc Quang Phát – tâm tư: “Trước đây với 1 tỷ đồng, chúng tôi mua được 200 tấn lúa, hiện nay 1 tỷ chỉ mua được 120 tấn lúa. Do vậy công ty đã giảm 40% lượng lúa gạo tồn kho. Chúng tôi rất mong ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất vay, linh hoạt trong khâu đáo hạn vay để giúp doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, tránh tình trạng DN phải bán đổ bán tháo lúa gạo. Chúng tôi cũng rất mong Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức buổi làm việc giữa các DN xuất khẩu nhằm thống nhất mức giá sàn tối thiểu trong xuất khẩu gạo để tránh tình trạng có những DN bán giá gạo Việt Nam thấp hơn các nước khác, giúp bảo vệ giá trị hạt gạo Việt Nam, tăng nguồn thu cho công nhân và lợi nhuận cho nông dân, đảm bảo an toàn cho DN và ngân hàng”.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, tại ĐBSCL, hạn mặn kết hợp lượng mưa giảm 30% nên một số nơi xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất. Tuy nhiên do được dự báo trước, từ tháng 9-2023, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo ĐBSCL xuống giống sớm vụ đông xuân nên né được hạn mặn. Hiện nay, qua khảo sát tại ĐBSCL, vụ hè thu vẫn đảm bảo đúng tiến độ, đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.

“Việt Nam đảm bảo lượng gạo cho an ninh lương thực và xuất khẩu gạo”, ông Nam khẳng định.

Cũng theo ông Nam, ngành NN-PTNT đang tập trung nâng cao chất lượng hạt gạo, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Nước ta cũng đã công bố quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp và được Viện Lúa quốc tế công nhận, trong đó đã tiến hành thực hiện Đề án 1 triệu hécta canh tác theo mô hình này tại ĐBSCL.

“Vụ thu đông này Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc thống nhất trong sản xuất và thu mua lúa; liên kết giữa DN và nông dân trong cung ứng vật tư sản xuất, qua đó khắc phục tình trạng người mua không biết mua ở đâu, người bán không biết bán cho ai…”, ông Nam nói.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng cũng cho rằng: “Phải bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, bình ổn thị trường trong nước; tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong điều kiện có thể nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất và kinh doanh, bảo đảm xuất khẩu gạo bền vững, hiệu quả. Vì vậy cần xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các DN xuất khẩu gạo với vùng trồng, người sản xuất và giữa các DN với nhau để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, tranh thị trường và ép giá. Đồng thời, chú trọng mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, khẳng định và nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Bà Thắng đề nghị, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam phải bảo đảm duy trì mức dự trữ và thu mua lương thực theo quy định của Nhà nước. Về phía các DN xuất khẩu gạo, cần chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thương mại gạo toàn cầu và tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt phải thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo. Muốn vậy, các DN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam ở trong và ngoài nước để tham khảo, kiểm chứng thông tin và tranh thủ sự hỗ trợ khi cần thiết. Chủ động phối hợp với các địa phương để xác lập cơ chế liên kết, hợp tác, bảo trợ để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng và quy chuẩn an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu…

Đan Phưng

Bình luận (0)