Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Điều bình thường làm nên giá trị

Tạp Chí Giáo Dục

Đã t khá lâu, ngày tu trưng và ngày khai ging cách nhau xa, làm mt đi s háo hc, rn ràng ca ngày khai ging.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu (Q.9, TP.HCM) chào c ti l khai ging năm hc 2019-2020. Ảnh: Q.Long

Sau 3 tháng nghỉ hè, học sinh muốn quay trở lại trường để được gặp bạn bè, thầy cô. Cái cảm giác mong nhớ, muốn tìm về chốn thân quen, nơi đã gắn bó cùng bạn bè suốt cái thuở cắp sách đến trường. Lắm khi ta chỉ nhận ra sự bình yên sau những sóng gió đầy biến động. Khó khăn rồi cũng đi qua. Khoảng thời gian các em học sinh phải làm quen với việc học online tại nhà cũng là dịp để trải nghiệm và trưởng thành. Khi mà cả thế giới đang bàng hoàng, chứng kiến một đại dịch có mức độ tàn phá về sức khỏe, kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người trên khắp thế giới, lúc đó mới thấy được đến trường, được tiếp tục việc học có lẽ đã là một may mắn. Học sinh cần học ý nghĩa cuộc sống ngay trong giá trị của những điều bình thường. Cách ly hay bất kỳ biện pháp phòng dịch nào cũng đều cần thiết. Việc rửa tay vệ sinh, việc đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi…, tuy là việc cá nhân nhưng là trách nhiệm với cộng đồng. Được nghe thầy cô giảng bài xem chừng là chuyện bình thường như cơm bữa, ấy thế mà đùng một cái phải ở nhà tự ôn bài, tự học qua các kênh trực tuyến… mới thấy trân quý những giây phút được ngồi học trên lớp cùng bạn bè.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Mặc dù thầy cô đã có những chuẩn bị cần thiết, nhưng mỗi lần thay đổi là một lần bỡ ngỡ, lo lắng. Một cô giáo dạy tiểu học cho biết: “Chương trình GDPT mới có nhiều thay đổi tích cực so với chương trình giáo dục hiện hành. Việc tăng cường trải nghiệm và liên hệ thực tế nhiều hơn cho học sinh trong các tiết học là một điểm mới rất hay. Bên cạnh đó, việc cho phép được lựa chọn bộ sách giáo khoa (SGK) phù hợp với đặc điểm học sinh của từng vùng miền, từng địa phương sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”, để bắt tay xây dựng một cái mới sẽ gặp phải không ít những khó khăn ban đầu. Với tôi, để đổi mới chương trình giáo dục thì trước tiên người giáo viên phải đổi mới bản thân. Thầy cô cần chủ động tìm hiểu tường tận, nắm rõ chương trình môn học, cấp học của mình trực tiếp giảng dạy. Cần nắm bắt tinh thần của Chương trình GDPT mới là gì, mạnh dạn trao đổi, chia sẻ những thắc mắc, ý kiến cá nhân với báo cáo viên trong các đợt tập huấn, và với đồng nghiệp. Người giáo viên cần chủ động cập nhật thường xuyên thông tin bồi dưỡng chuyên môn của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT và các đơn vị chủ quản. Đã là đổi mới thì những kế hoạch dạy học của từng tiết học cần phải được thiết kế mới, phù hợp với nội dung và yêu cầu của chương trình học. Người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chi tiết hơn từ giáo án, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức lớp học… Thời gian đầu sẽ rất vất vả và mất nhiều thời gian cho giáo viên, vừa giảng dạy đảm bảo kiến thức cho học sinh theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT mới, vừa bảo đảm thời lượng trong mỗi tiết học là 35 phút, trong khi số lượng học sinh của lớp lúc nào cũng tầm khoảng 40 đến 50 em là một trong những khó khăn của người giáo viên. SGK mới được thiết kế đẹp, trình bày kênh hình, kênh chữ nhiều màu sắc, với hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn học sinh. Nhưng đó cũng là một điều khiến học sinh lớp 1 dễ bị phân tâm và mất tập trung”. Bên cạnh việc hoàn thiện đội ngũ nhân sự, nhiều trường đã chủ động chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Riêng về việc thiết kế dạy học 2 buổi/ngày, ngành GD-ĐT TP.HCM đang tiến hành rà soát các điều kiện triển khai Chương trình GDPT mới, lên phương án cố gắng bảo đảm 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày vào năm học 2020-2021, kết hợp đẩy mạnh xây dựng trường lớp để tiếp tục thực hiện cuốn chiếu đối với các khối lớp còn lại vào những năm kế tiếp. Các trường đang ráo riết hoàn tất các công việc chuẩn bị cho đầu năm học mới, khi mà thời gian hè năm nay đã rút ngắn hơn 1 tháng.


Cô và trò Trư
ng Tiu hc Phan Huy Ích (Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng hát trong l khai ging năm hc 2019-2020. Ảnh: Y.Hoa

Tiếng trng trưng sp vang lên trong ngày 5-9, báo hiu mt năm hc mi bt đu, đánh thc khong lng góc sân trưng. Nhng ưc mơ, hoài bão s đưc viết tiếp, qua bàn tay dìu dt ca thy cô.

Cũng từ năm học này, các trường trên cả nước sẽ không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng năm học mới. Trong khi đó, chương trình giáo dục tiểu học thiết kế là 35 tuần/năm học. Chương trình giáo dục bậc trung học trước đây thiết kế 37 tuần/năm học nhưng từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT sẽ tinh giản nội dung, đổi mới cách thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh để giảm thời gian thực học chỉ còn 35 tuần/năm học. Qua đó tăng thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên, học sinh. Việc này không phải chỉ áp dụng cho năm học tới, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà sẽ thực hiện lâu dài trong các năm học sau. Chúng ta kỳ vọng Chương trình GDPT mới sẽ mang lại làn gió mới, tạo ra bước chuyển tích cực cho sự nghiệp GD-ĐT. Hy vọng chương trình mới sẽ giúp học sinh tự hình thành những kỹ năng quan trọng như: rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống và biết nhận thức những giá trị xung quanh mình, cũng như xây dựng đội ngũ nhà giáo có tâm và có tầm, bên cạnh việc trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương xứng, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục đặt ra.

Tiếng trống trường sắp vang lên trong ngày 5-9, báo hiệu một năm học mới bắt đầu, đánh thức khoảng lặng góc sân trường. Những ước mơ, hoài bão sẽ được viết tiếp, qua bàn tay dìu dắt của thầy cô. Bởi tri thức là nguồn sức mạnh, là hành trang thiết yếu giúp mỗi người vững bước trong cuộc sống. Trong buổi lễ khai giảng, các trường không còn thả bóng bay lên trời, nhưng niềm vui vẫn đong đầy trên gương mặt thầy và trò. Bởi thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống mang một ý nghĩa to lớn, là hành động nối dài bài học trên trang sách đến gần với đời sống quanh ta.

Lâm Vũ Công Chính
(giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM)

 

 

 

Bình luận (0)