Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chào lớp 1

Tạp Chí Giáo Dục

“Vô lp 1 ri!”, câu nói tht ngn gn, đơn gin nhưng tràn đy cm xúc và ý nghĩa.


Hc sinh lp 1 Trưng Tiu hc T Uyên (huyn Nhà Bè, TP.HCM) trong ngày khai ging năm hc 2019-2020 (nh minh ha). Ảnh: Ngọc Trinh

Nếu câu nói đó được cất lên từ một đứa trẻ, nó thể hiện sự khẳng định mình đã lớn và hân hoan, náo nức được vào học lớp 1. Nếu câu nói ấy được thốt lên từ các bậc cha mẹ thì đó là sự tự hào về việc nuôi con với bao khổ nhọc từ khi mới lọt lòng cho đến nay và sự nôn nao được tiếp tục bước vào giai đoạn mới của việc nuôi dạy con cái. Còn nếu câu nói ấy được thốt ra từ các thầy cô giáo thì nó như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở đến học sinh và cả phụ huynh là các em không còn bé nhỏ nữa mà đã đi vào con đường học hành, rèn luyện để từng bước trưởng thành.

1. Với các bậc phụ huynh, khi con vào lớp 1, xen lẫn với niềm tự hào là sự lo lắng, không biết con mình sẽ học như thế nào đây? Cha mẹ có con vào lớp 1 năm học 2020-2021 lại càng lo lắng nhiều hơn nữa, bởi năm học này là một năm học đặc biệt: Năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều bộ sách giáo khoa. Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học của con em đã tỏ ra hết sức lo ngại, băn khoăn không hiểu con mình sẽ học bộ sách nào? Sách mới có khác gì với sách cũ? Có nên cho con em đi học chữ ở các lớp dạy thêm trước không? Mình có thể kèm con cái học ở nhà được không?… Những lo lắng ấy của phụ huynh là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, nếu phụ huynh dành thời gian tìm hiểu về chương trình và các bộ sách sẽ hiểu và nhận ra rằng mình không cần phải quá lo lắng như thế. Bởi mặc dù có đến 5 bộ sách lớp 1, tuy nhiên, tất cả các bộ sách ấy đều được viết theo đúng mục tiêu cần đạt của chương trình tổng thể. Các chủ đề, các bài học trong mỗi bộ sách đều phải bám sát nội dung, yêu cầu cụ thể cần đạt ở mỗi chủ đề, mỗi bài học mà mục tiêu chương trình đề ra. Nói một cách dễ hiểu hơn, dù học sinh lớp 1 học bộ sách giáo khoa nào thì kết quả – chuẩn hoàn thành chương trình lớp 1 là như nhau. Chính vì thế, phụ huynh hãy an tâm về việc con em học chương trình mới, sách giáo khoa mới. Cũng như những năm học trước, điều trước tiên cha mẹ có con vào lớp 1 năm học 2020-2021 này cần nhớ là tập con em vào nền nếp. Những năm học ở mầm non, các em chủ yếu là sinh hoạt vui chơi. Việc các em thức dậy trễ, đi học muộn hay nghỉ học vài ngày trước đây không quan trọng lắm nhưng khi vào lớp 1, việc này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của các em ở trường tiểu học. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến việc rèn con em thực hiện giờ nào việc nấy hàng ngày và chú ý đến chuyên cần của các em. Phụ huynh cần tập các em sắp xếp sách vở, bút thước… vào cặp cho gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy và hướng dẫn các em cách giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập. Cha mẹ có thể tập các em nhận biết các loại sách qua hình ảnh in trên bìa sách vì các em chưa biết chữ để các em có thể lấy nhanh, lấy đúng sách mình cần. Phụ huynh cũng cần tập các em ngồi yên một chỗ để làm quen với việc phải tập trung học trong thời gian 1 tiết bằng cách cho các em ngồi vào bàn học để tô màu, kẽ vẽ, xem truyện tranh… mỗi lần 15, 20 phút rồi tăng dần đến 35 phút như một tiết học ở lớp. Việc cho các em học chữ trước là điều không nên. Bởi với những em tiếp thu tốt, học nhanh, khi biết chữ rồi, vào lớp, các em sẽ không tập trung học vì cho rằng mình biết rồi và sinh ra “tự kiêu” với những bạn chưa học trước nên không biết gì. Với những học sinh tiếp thu chậm, việc học trước ở nhà rồi vào lớp lại phải học, các em càng thêm ngán ngẩm việc học, sẽ sinh ra lười biếng hơn. Năm học này, các giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn giảng dạy mới có thể dạy tốt được. Việc cha mẹ dạy hay thầy cô dạy thêm, dạy trước khó thể đảm bảo việc chuyển tải bài học đúng nhất đến với các em. Học trước ở nhà nếu khác với khi các em học ở lớp sẽ làm các em hoang mang, khó hiểu bài hơn vì ở nhà dạy một đằng, đến trường học một nẻo. Để giúp các em học ở nhà trong năm học này, phụ huynh cần xem chương trình, đọc sách giáo khoa và trao đổi thường xuyên với giáo viên dạy để biết được những cái mới mà hỗ trợ đúng cho việc học tập của con em và không “lạc hậu” trong mắt con cái.

2. Đối với các thầy cô giáo dạy lớp 1, đây cũng là một năm học đầy thách thức. Chương trình mới, sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực để “vượt qua chính mình”. Giáo viên lớp 1 không chỉ phải tốn thời gian nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, soạn lại giáo án… mà còn phải sáng tạo trong tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật tất cả thông tin cần thiết để có thể thực hiện được một chương trình mở, phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh mà mục tiêu của chương trình đề ra. Điều các thầy cô cần nhớ nhất là sách giáo khoa hiện nay chỉ là tài liệu dạy học cơ bản để thực hiện chương trình. Bởi thế, dù dạy bộ sách này nhưng giáo viên cần phải nghiên cứu các bộ sách khác và năng động, sáng tạo, mạnh dạn đưa ra các yêu cầu học tập khác sách giáo khoa mình đang dạy miễn sao đảm bảo mục tiêu cần đạt của bài học, của chủ đề và phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh lớp mình. Thầy cô cũng cần nắm chắc việc đánh giá việc học tập của học sinh trong năm học này là không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá học sinh qua sự nỗ lực hàng ngày của chính các em. Cái mới nhất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học; hoạt động trải  nghiệm, hướng nghiệp ở THCS và THPT. Giáo viên lớp 1 cần phải hiểu rõ hoạt động trải nghiệm không phải là một môn học nhưng nó được đánh giá, xếp loại như là một môn học không lấy điểm. Đúng như tên gọi hoạt động trải nghiệm, học sinh phải được làm và tự rút kinh nghiệm từ những nội dung, yêu cầu ở hoạt động giáo dục bắt buộc này. Giáo viên chưa tổ chức để thỏa 2 điều này là chưa hoàn thành mục tiêu của hoạt động trải nghiệm. Trong chương trình lớp 1, nội dung bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trẻ em là một nội dung mới, hết sức cần thiết ở hiện tại. Tuy nhiên, đây là một nội dung khó, các giáo viên dạy lớp 1 cần nghiên cứu kỹ và tìm kiếm, lựa chọn từ ngữ để diễn đạt đến học sinh sao cho khéo léo, tự nhiên nhưng hiệu quả. Trong năm học này, giáo viên dạy lớp 1 còn phải là “một chiếc cầu nối” giữa chương trình, sách giáo khoa mới với phụ huynh học sinh. Thầy cô phải thường xuyên phổ biến, trao đổi với phụ huynh để trấn an phụ huynh và để phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong việc dạy dỗ con em. Nhiều bài học, chủ đề trong chương trình mới có nội dung yêu cầu sự tham gia của phụ huynh học sinh. Sự thành công của chương trình mới, sách giáo khoa mới phụ thuộc rất lớn vào các thầy cô giáo dạy lớp 1.

Để học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 thật sự được phát triển năng lực, phẩm chất như gia đình, nhà trường, xã hội mong muốn, cần lắm sự kết hợp chặt chẽ và nỗ lực cao của phụ huynh và giáo viên lớp 1. Cha mẹ và thầy cô hãy cùng chung tay chào lớp 1 năm học 2020-2021 với tâm thế cùng tiến với các em nhé!

Lê Phương Trí

 

 

Bình luận (0)

Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chào lớp 1!

Tạp Chí Giáo Dục

Phụ huynh cần tạo cho trẻ sự an tâm khi đến trường. Ảnh: H.N

Nhập cuộc với một nếp sinh hoạt và học tập khác nhiều so với thời gian học mẫu giáo, trẻ sẽ không khỏi lo âu: Trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới… và trong các em bắt đầu hình thành trách nhiệm về việc học.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh không quan tâm để ý, chuẩn bị cho các em một thói quen tốt và những hiểu biết ở chương trình lớp 1 thì trẻ sẽ gặp phải tâm lý hụt hẫng ngay từ những ngày đầu đến lớp. Vì vậy phụ huynh cần chăm chút, động viên để trẻ có nhận thức ngay từ buổi đầu rằng: Việc đi học là điều tất nhiên phải thực hiện, trẻ em nào cũng vậy. Ngoài ra phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ sự an tâm khi mỗi ngày đến trường. Cụ thể, trước khi cho trẻ đến trường ít ngày, cha mẹ phải đến trước để xem danh sách trẻ học ở lớp nào? phòng nào? thầy cô nào dạy? xem nội qui, giờ giấc học tập… Phụ huynh cũng cần chuẩn bị thật kỹ dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo sự hướng dẫn của thầy cô chủ nhiệm.
Trong những ngày đầu đến trường, cha mẹ dẫn dắt con vào lớp, các em sẽ thấy yên tâm hơn trong không khí nhộn nhịp của những ngày đầu năm học. Việc đưa – đón trẻ bao giờ cũng phải sớm hơn 5-10 phút: Đến sớm để trẻ vui chơi, hòa đồng cùng bạn bè; đón sớm để khi tan trường các em gặp mặt cha mẹ ngay, không phải sợ sệt, chờ đợi… mà dẫn đến ngại đi học. Qua những ngày đầu, các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của trẻ khi đến trường, kịp thời xóa đi nỗi băn khoăn của trẻ.
Ở nhà, các bậc phụ huynh tạo cho con em mình một góc học tập sạch đẹp, sáng sủa để thu hút ngay từ những ngày học đầu tiên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng tập cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học đều đặn mỗi ngày, xây dựng một thời gian biểu cụ thể có kiểm tra. Ban đầu có thể 30-40 phút, sau đó tăng dần nhưng không nên nhồi nhét quá mức gây sự chán chường sẽ dẫn đến trẻ uể oải, chán học. Chỉ cần ngày nào các em cũng chịu ngồi vào bàn học đúng giờ, chịu tập trung vào việc học tập, đọc và viết là sẽ có một nếp học tập đáng yêu.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng giúp nhà trường trong việc khuyến khích con học đầy đủ, ăn mặc đúng quy định của trường. Cha mẹ nên thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo để biết những tiến bộ của trẻ mà động viên khen ngợi, những gì còn hạn chế kịp thời uốn nắn. Nhắc nhở trẻ ôn bài trước khi học bài mới. Ở nhà trường, giáo viên cũng nên quan tâm nhiều đến trẻ ở những ngày đầu, nhất là những em chưa qua lớp mẫu giáo, bởi các em thường hay sợ sệt, nhút nhát. Phải làm sao cho các em nhận ra rằng: Giáo viên là cha mẹ của mình khi ở trường. Ngoài việc dạy học, giáo viên cũng giúp trẻ hòa đồng cùng tập thể, cùng học, cùng chơi, cùng vui… sao cho tất cả thấy rằng: Mỗi ngày, mỗi giờ ở trường đều đón nhận những niềm vui và nhận biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích.
Đây chỉ là vài ý kiến nhỏ mà qua thực tế chúng tôi ghi lại được, xin giới thiệu để các bậc phụ huynh tham khảo. Mục đích cuối cùng là có được những đứa con chăm ngoan, học giỏi thông qua phương pháp giáo dục phối hợp giữa nhà trường và gia đình một cách thực tế và khoa học.
Lê Quang Huy
(GV Trường THCS Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, Tiền Giang)