Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Covid-19 và năm học 2020-2021

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2020-2021 là năm hc đu tiên khai ging xong ri mi hc, ch không phi hc 2-3 tun ri mi khai ging như hàng chc năm nay. Và đây cũng là năm hc đu tiên ngành GD-ĐT cc chính thc trin khai thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018. Vn đ đáng nói đây là năm hc này li bt đu trong tình hình dch bnh Covid-19 trong nưc cũng như trên thế gii chưa có du hiu dng li…


Thy trò tr li trưng sau mt thi gian dài hc trc tuyến do dch bnh Covid-19 (nh chp ti Trưng THPT Hùng Vương (TP.HCM) ngày 4-5-2020). Ảnh: Y.Hoa

1.Trước khi bước vào năm học 2020-2021, chúng ta nên nhìn lại năm học 2019-2020 một chút. Học kỳ I của năm học này diễn ra bình thường như bao năm học trước đó. Thế nhưng, ngày 23-1-2020, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên (là 2 cha con người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam). Hôm đó nhằm ngày 29 tháng chạp năm Kỷ Hợi 2019. Lúc này, học sinh cả nước đang nghỉ Tết. Sau Tết, học sinh rục rịch đi học lại thì cũng là lúc nước ta ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới. Theo đó, lần lượt các địa phương có ca nhiễm cho học sinh nghỉ học… Và sau đó thì cả nước phải cho học sinh nghỉ học chờ dịch bệnh lắng xuống. Đây là cái Tết mà học sinh được nghỉ học dài nhất trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam.

Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng học”, các trường học trên cả nước bước vào thời kỳ dạy và học trực tuyến. Trong thời đại công nghệ 4.0, dạy học trực tuyến không phải là mới, là khó. Nhưng đối với nước ta thì rõ ràng là dạy học trực tuyến còn khá xa lạ đối với đại đa số thầy và trò, nhất là ở bậc phổ thông, tiểu học. Không những thế, nó cũng không hề dễ với những địa bàn dân cư còn khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng hẻo lánh… Bản chất của người Việt Nam là hiếu học nên khó thì khó, mới thì mới, cả ngành giáo dục – từ Bộ GD-ĐT, xuống các sở GD-ĐT rồi các đơn vị trường học, tất cả cùng “xắn tay” vào cuộc. Các bài giảng trực tuyến dần dần hình thành và ra đời. Có những bài giảng được dùng chung cho cả nước, cũng có bài dùng chung cho một tỉnh, thành nào đó; hay chỉ là dùng trong phạm vi một cơ sở giáo dục… Lúc đầu thì cũng lấn cấn chuyện nọ chuyện kia, những “tai nạn” trong dạy học trực tuyến cũng đã xảy ra, nhưng không vì thế mà các thầy, cô giáo đầu hàng. Mỗi ngày mỗi cố gắng, các thầy cô đã hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình dạy và học trực tuyến…

Về phía học sinh. Thực ra để học trực tuyến cũng chẳng có gì to tát cả. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là xong. Với học sinh ở thành phố, gia đình có điều kiện kinh tế thì việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh chỉ là… chuyện nhỏ. Còn với những học sinh gia đình khó khăn thì việc cha mẹ bỏ ra mấy triệu đồng mua một chiếc điện thoại thông minh cho con là cả một vấn đề. Nhưng vì cái sự học của con, các ông bố, bà mẹ đã đi vay mượn mỗi người vài trăm ngàn để có đủ tiền mua điện thoại cho con. Giải được bài toán điện thoại rồi thì lại phát sinh bài toán kết nối internet. Ở đồng bằng, wifi chạy phà phà nhưng ở miền núi, vùng sâu thì làm gì có được cái phúc đó. Cái khó ló cái khôn. Phụ huynh ở vùng cao leo lên núi dựng lán trại để học sinh bắt sóng internet học trực tuyến…

Ngày 4-5, sau khi Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch bệnh Covid-19, 63 tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại. Gần giữa tháng 7, học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè. Ngày 8-8, diễn ra kỳ thi THPT quốc gia…

Cuối cùng thì năm học 2019-2020 cũng kết thúc một cách tốt đẹp nhất có thể trong điều kiện vô cùng khó khăn. Thế mới biết, người Việt Nam chưa bao giờ nói không với sự học. Dù là chiến tranh hay dịch bệnh thì cũng không thể ngăn cản thầy dạy, trò học…

2. 99 ngày (từ ngày 16-4 đến 24-7), Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Khoảng thời gian hơn 3 tháng này, không ít người Việt Nam đã quên luôn sự tồn tại của dịch bệnh Covid-19…

Sau một năm học vất vả hơn những năm học trước, các em học sinh được cha mẹ thưởng cho những chuyến du lịch trong nước; các đơn vị trường học cũng lên lịch cho giáo viên đi nghỉ mát… Cứ tưởng cuộc sống đã trở lại như cũ. Nào ngờ…

Chiều 25-7, Bộ Y tế công bố ca bệnh 416 tại Đà Nẵng. Ca bệnh này đã chấm dứt chuỗi ngày dài nước ta nói không với Covid-19 nội địa. Những ngày sau đó, Bộ Y tế liên tiếp công bố các ca mắc mới trong cộng đồng, có ngày lên tới 40 ca. Và chiều 31-7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã công bố, Việt Nam đã có một bệnh nhân Covid-19 tử vong. Đó là bệnh nhân 428 – bệnh nhân nam, 70 tuổi. Bệnh nhân vào Khoa Nội thận – Tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) ngày 9-7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối; đang phải chạy thận nhân tạo. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27-7. Bệnh nhân tử vong vì tuổi cao và có nhiều bệnh nền nhưng điều đó cũng không làm cho mọi người bớt lo sợ vì dịch bệnh đã quay trở lại nước ta và có phần nguy hiểm hơn.

Lo lắng nhiều có lẽ vẫn là những người làm giáo dục. Thực tế đã chứng minh, dịch bệnh xảy ra trong trường học lúc nào cũng nguy hiểm hơn ở những nơi khác. Nguyên nhân không chỉ do trường học đông người mà còn do học sinh còn nhỏ nên ý thức phòng chống dịch chưa cao, nhất là ở các trường mầm non, tiểu học. Do vậy, khi dịch bệnh xảy ra thì mức độ lây lan sẽ rất nhanh…

Không ít bạn bè của tôi là giáo viên đã nói: “Mình đã nghỉ từ Tết đến hè. Với tình hình dịch bệnh như thế này, có khi nào lại phải nghỉ từ hè đến Tết không?”. Cũng có người hỏi tôi: “Có khi nào, năm học này lại phải dạy và học trực tuyến không?”.

Về phía phụ huynh. Không ông bố, bà mẹ nào muốn con học trực tuyến. Bởi họ hiểu rất rõ, học sinh đến trường không chỉ để học chữ mà còn để vui chơi, gặp gỡ bạn bè và học những thứ tốt đẹp khác ngoài sách vở…

3. Tôi đem những băn khoăn, lo lắng này đặt lên bàn một số lãnh đạo trường học và đều nhận được câu trả lời: “Dù là dạy trực tuyến hay trực tiếp thì tất cả đều đã sẵn sàng”.

Cô Vũ Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) – cho biết: “Các thầy, cô ai cũng muốn vô trường dạy trực tiếp. Bởi dạy trực tuyến cực nhưng hiệu quả lại không cao bằng trực tiếp. Tuy nhiên, không phải mình muốn là được. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhà trường đã lên 2 phương án – dạy và học trực tiếp; dạy và học trực tuyến. Hiện nhà trường đã lên thời khóa biểu cho dạy trực tiếp và trực tuyến; đồng thời cũng nhắc nhở giáo viên chuẩn bị tâm thế và soạn giáo án để dạy trực tuyến nếu dịch bệnh căng…”.

Cô Dung cũng thông tin thêm, để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả khi học sinh đi học trực tiếp, nhà trường đã chuẩn bị sẵn khẩu trang và nước rửa tay để phát cho các em; nhà vệ sinh cũng đã được sửa chữa nâng cấp với đầy đủ bồn rửa tay và xà phòng. Bên cạnh đó, trước khi học sinh tựu trường, nhà trường đã phối hợp với y tế địa phương phun xịt khử khuẩn, tổng vệ sinh toàn trường…

Tại Trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM), thầy Lê Xuân Nguyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường – khẳng định: “Nhà trường đã sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra. Nếu trong trường hợp phải dạy trực tuyến thì vẫn dạy theo thời khóa biểu trực tiếp, nghĩa là ở trường dạy và học như thế nào thì ở nhà dạy và học như thế nấy. Buổi sáng từ thứ hai đến thứ bảy, dạy 5 tiết/buổi. Giáo viên dạy lớp nào thì vào lớp đó dạy. Giờ giấc đúng như học ở trên trường, có giờ ra chơi. Nói chung, dạy trực tuyến chỉ khác dạy trực tiếp là trường học ảo. Mỗi tiết 45 phút, giáo viên sẽ dành khoảng 5 phút đầu giờ để điểm danh học sinh bằng cách ra một bài kiểm tra nhẹ nhàng. Sau đó, dành 20 phút để cung cấp nội dung bài học đến học sinh vì quá thời gian này các em sẽ chán không muốn nghe nữa. 15 phút tiếp theo là tương tác giữa thầy và trò cũng như chốt lại nội dung chính của bài học. 5 phút cuối của tiết học, giáo viên tiếp tục ra bài kiểm tra vừa là để ghi nhận khả năng tiếp thu bài của học sinh, vừa là điểm danh. Danh sách những học sinh vắng sẽ được gửi về cho giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm thông báo tới phụ huynh… Dù vậy thì không có biện pháp nào hay bằng dạy trực tiếp – tương tác giữa thầy và trò. Dạy và học trực tiếp, giáo viên sẽ quan sát được học sinh. Qua đó sẽ phát hiện ra những bất thường của các em để quan tâm, hỏi han. Điều này thì dạy – học trực tuyến không thể làm được…”.

Cũng theo thầy Nguyên, trước thềm năm học mới, nhà trường đã sửa chữa toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh, chống thấm và tôn tạo một phần sân trường. Hiện nhà trường có 80 bồn rửa tay, trong đó có gần 30 bồn mới làm để phòng chống dịch. Đặc biệt, ngay cổng ra vào đặt 12 bồn rửa tay. Mỗi tuần nhà trường đều tiến hành phun xịt khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, phòng học…

Về phía Bộ GD-ĐT, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong năm 2020 bộ đã tiến hành khảo sát và xây dựng dự thảo “Thông tư quy định việc dạy học trực tuyến trong trường phổ thông” để hướng dẫn các địa phương, nhà trường chủ động áp dụng hình thức này phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Theo đó, cho phép trường học quyết định lựa chọn các phần nội dung giảng dạy theo hình thức trực tuyến, lựa chọn loại hình học tập trực tuyến và công nhận kết quả phần nội dung học trực tuyến tương ứng với hình thức dạy học đã áp dụng. Dự kiến thông tư sẽ ban hành trong năm học mới 2020-2021 để kịp cho các nhà trường, địa phương có thể triển khai trong năm học mới.

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)