Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Đau đầu” với việc bảo vệ bản quyền sách trên mạng

Tạp Chí Giáo Dục

c vào k nguyên s, cơ hi đ truyn ti và tiếp cn thông tin ngày mt d dàng hơn. Song hành cùng vi s nhanh chóng và tin li đó, nhng vn đ liên quan đến quyn tác gi ca các ni dung trên nn tng s đưc đt ra hơn bao gi hết. Đi vi sách cũng vy, các hành vi xâm phm s hu trí tu đưc thc hin bng nhiu phương thc, th đon mi khiến các nhà xut bn (NXB) rt “đau đu” trong vic bo v bn quyn sách trên không gian mng.


Trưc vn nn sách gi, nhà xut bn cn hành lang pháp lý đ bo v bn quyn sách tht

Nhiu hình thc, th đon

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới nhằm làm cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng khó phát hiện. Theo đó, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ phương thức truyền thống, sang phương thức thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, TikTok… không có giới hạn địa lý. Ngoài ra, những hành vi xâm phạm quyền tác giả này còn được tiếp tay bởi nhiều “người dùng” khi đọc, xem các bản sao chép lậu trên mạng. Thậm chí, có nhiều người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật để sản xuất những nội dung khác đưa lên mạng xã hội mà không cần xin phép hay trả tác quyền. Hơn nữa, các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết, thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ, chuyện sách giả, sách lậu đã diễn ra từ lâu. Nó như một căn bệnh mãn tính từng ngày làm mưng mủ tâm hồn bạn đọc và hủy hoại những gì tốt đẹp nhất mà các nhà văn hóa, các nhà giáo dục muốn đem lại cho đời sống tinh thần của con người. “Nhiều lúc tôi không hiểu nổi tại sao nạn in và bán sách giả, sách lậu vẫn ngang nhiên tồn tại đến tận hôm nay. Sách giả, sách lậu có mặt ở khắp nơi, ở các trường học, thậm chí ở các hội sách, bây giờ được rao bán công khai trên mạng. Có lần đến giao lưu với sinh viên một trường đại học, tôi ngỡ ngàng nhận ra trong số sách các em đem đến xin chữ ký có gần phân nửa là sách lậu. Hỏi ra mới biết nguồn gốc của nó xuất phát từ các tiệm sách vây quanh làng đại học các em đang ở. Nhìn những cuốn sách luộm thuộm trước mặt, cha đẻ của tác phẩm chỉ biết thở dài nhủ bụng: Đây là con ai chứ đâu phải con mình”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tâm sự.

Theo bà Phan Th Thu Hà (Giám đc NXB Tr) thì hành vi xâm phm quyn tác gi trên không gian mng nh hưng đến rt nhiu lĩnh vc ca đi sng xã hi. Riêng  lĩnh vc xut bn, loi hình xâm phm bn quyn nhiu nht phi k đến là các tác phm văn hc và m thut. Trưc vn nn xâm phm bn quyn xut bn phm trên không gian mng ngày càng gia tăng và nghiêm trng như hin nay, bà Hà kiến ngh Nhà nưc cn tăng cưng công tác giáo dc, nâng cao ý thc, trách nhim v quyn s hu trí tu trong cng đng và cui cùng là nâng cao hiu qu vic thc thi pháp lut.

Theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, mức độ lộng hành của sách giả, sách lậu đã có thể gọi là “quốc nạn”. Nó giống như một thứ virus, một thứ dịch bệnh liên tục bào mòn sức khỏe văn hóa, sức khỏe tinh thần của cộng đồng. Nhìn xa hơn, nạn sách giả, sách lậu còn làm xấu hình ảnh của đất nước, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh văn hóa của Việt Nam nói riêng. Với một quốc gia mà nạn xâm phạm bản quyền diễn ra ngang nhiên từ năm này qua năm khác với quy mô ngày càng lớn, các nhà đầu tư hiển nhiên sẽ dè dặt khi hợp tác. Dẹp hay không dẹp được tệ nạn này nó sẽ cho thấy năng lực quản lý và quyết tâm của Nhà nước trong việc làm trong sạch hóa môi trường văn hóa và kinh doanh của đất nước.

Cn đưc bo v

Ông Trần Chí Đạt (Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Thông tin và Truyền thông) cho hay, đối với hoạt động xuất bản, công tác bảo vệ dữ liệu là một khía cạnh quan trọng vì nó liên quan đến việc quản lý những thông tin, dữ liệu mang tính sống còn của các đơn vị xuất bản, phát hành. Vì vậy, các đơn vị cung cấp nền tảng dùng chung về xuất bản, phát hành và tự thân các NXB phải luôn ý thức và có những biện pháp đảm bảo an toàn cho các thông tin, dữ liệu của mình, bao gồm việc sử dụng các công cụ, giải pháp công nghệ thông tin, áp dụng các chính sách bảo vệ dữ liệu, tiến hành kiểm tra thường xuyên và đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được đào tạo, cập nhật về các phương pháp, nghiệp vụ bảo vệ dữ liệu tốt nhất.


Nhà văn Nguyn Nht Ánh cho rng nn sách gi, sách lu còn làm xu hình nh ca đt nưc

Bà Phan Thị Thu Hà (Giám đốc NXB Trẻ) khẳng định, hành vi xâm phạm quyền tác giả trên không gian mạng ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng ở lĩnh vực xuất bản, loại hình xâm phạm bản quyền nhiều nhất phải kể đến là các tác phẩm văn học và mỹ thuật. Trước vấn nạn xâm phạm bản quyền xuất bản phẩm trên không gian mạng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng như hiện nay, bà Hà kiến nghị Nhà nước cần quy định rõ về cách thức, cơ chế quản lý người dùng trên các trang mạng xã hội/sàn thương mại điện tử; xây dựng một cơ chế phối hợp chung giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ, các nhà mạng với các đơn vị xử lý các vấn đề vi phạm bản quyền. Đồng thời tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng và cuối cùng là nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật. “Nhà nước cần duy trì hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ các đơn vị làm xuất bản trước các hành vi xâm phạm bản quyền trên không gian mạng; có chế tài, xử lý thật nặng đối với những hành vi xâm phạm bản quyền đã bị phát hiện. Các cơ quan thực thi pháp luật cần đẩy mạnh việc theo dõi, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm bản quyền trên không gian mạng hoặc có biện pháp hỗ trợ kịp thời các đơn vị xuất bản khi các đơn vị đó phát hiện xuất bản phẩm của mình bị xâm phạm”, bà Hà đề xuất.

Thúy Kiu

Bình luận (0)