Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị: Phải là tấm gương mẫu mực về văn hóa, đạo đức công vụ

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va t chc Hi ngh sơ kết 3 năm thc hin phong trào thi đua “Cán b, công chc, viên chc (CB-CC-VC) thi đua thc hin văn hóa công s” trên đa bàn TP.HCM giai đon 2019-2025. Ti đây, ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM – cho rng, ngưi đng đu phi là tm gương mu mc v văn hóa, đo đc công v


Phó Ch tch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao Bng khen cho các tp th có thành tích xut sc trong t chc thc hin phong trào thi đua

Ci cách hành chính còn hn chế

Tại hội nghị, ông Hoan đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn đọng đòi hỏi các sở ngành, địa phương cần khắc phục để xây dựng văn hóa công sở văn minh, hiện đại và trách nhiệm.

Một trong những hạn chế đó là cải cách hành chính (CCHC). Dù lĩnh vực này đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên cả 6 nhóm: cải cách thể chế, thủ tục, bộ máy, đội ngũ, tài chính và hiện đại hóa nền hành chính; tuy nhiên vẫn thiếu đồng bộ. Đơn cử quận 1, người dân đến giao dịch từ lần thứ hai trở đi không phải mang theo hồ sơ, giấy tờ nhờ quá trình số hóa, lưu trữ hồ sơ mà quận đã thực hiện. Trong khi một số quận, huyện khác lại chưa áp dụng được như quận 1. Hay như quy trình làm việc, có nơi nhanh, có nơi chậm. Cùng một hồ sơ nhưng quận này thực hiện trong 7 ngày, quận khác lại thực hiện tới 10 ngày, thậm chí có quận không thể biết được thời gian kết thúc. Ngay cả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc cũng thiếu sự tích hợp, liên thông trong sử dụng chung. Thực hiện còn nửa vời, chưa dứt khoát với những cái cũ, từ đó mới xảy ra tình trạng vừa nhắn tin thông báo, vừa gửi thư điện tử vừa gửi thư giấy. Còn chữ ký số, dù cấp nào, người nào cũng có nhưng không ai dùng.

“Đó là sự lãng phí tài nguyên, thời gian và không tập được thói quen xử lý trên không gian mạng, trên môi trường hiện đại. Do đó, phải lọc ra những danh mục công việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, loại bỏ những cách làm cũ. Bởi việc chuyển tiếp từ giấy tờ sang công nghệ làm chậm sẽ mất cơ hội phát triển. Ngược lại nếu làm tốt thì công việc xử lý nhanh hơn, nhân sự nhàn nhã hơn, lo được nhiều việc khác cho đất nước, cho địa phương, người dân cũng bớt đi lại”, ông Hoan nói.

Còn tâm lý làm vic nh, né vic nng

Ông Hoan cho biết, hiện nay tại công sở vẫn còn tâm lý tìm việc nhẹ, né việc nặng, đùn đẩy trách nhiệm hoặc không hành động vì không có hướng dẫn. Nhiều việc trong quá trình thực hiện vẫn còn vướng mắc. Đơn cử công tác tiếp công dân chỉ cần đảm bảo quy định nhưng chất lượng và hiệu quả chưa như mong đợi. Có địa phương, đơn vị, bộ phận vẫn còn gây phiền hà cho người dân, từ đó mới xảy ra trường hợp cùng một gia đình nhưng người ở quận A xử lý kiểu này, người ở quận B lại xử lý kiểu khác.

“Ngoại trừ vướng mắc về mặt pháp lý thì hầu hết các vướng mắc của người dân ở tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội đều có lời giải và các ngành đều giải quyết được. Do đó, lãnh đạo các sở ngành, địa phương cần nghiêm túc đánh giá lại, phân tích nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Phải hành động theo hướng tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp chứ không hành động bằng quan điểm”, ông Hoan nhấn mạnh.

Theo ông Hoan, phong trào thi đua thực hiện trong 3 năm qua nhằm xây dựng văn hóa công sở – ở đó môi trường làm việc hiện đại, xanh sạch đẹp; con người làm việc tốt hơn, có trách nhiệm, tận tụy và hiệu quả hơn.

TP.HCM có một đội ngũ CB-CC-VC đông, khi triển khai phong trào cho thấy rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của TP đông dân nhất nước. Hơn nữa, một đô thị lớn nhất nước với hoạt động kinh tế sôi động đòi hỏi giao tiếp nhiều, giải quyết công việc nhiều thì khúc mắc cũng nhiều, nếu không có chuẩn mực cơ bản nơi công sở sẽ phát sinh ra các vấn đề không lường trước được.

Dp này, UBND TP.HCM đã trao tng Bng khen cho 28 tp th và 24 cá nhân đã có thành tích xut sc trong t chc thc hin phong trào thi đua “Cán b, công chc, viên chc thi đua thc hin văn hóa công s” trên đa bàn TP giai đon 2019-2022.

Thời gian tới, để phong trào đi vào thực chất, hiệu quả, cần lồng ghép với các phong trào khác của TP, gắn với các cuộc vận động lớn như vận động học tập làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động CB-CC-VC nói không với tiêu cực; gắn với thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị về khuyến khích bảo vệ CB năng động, sáng tạo.

“TP.HCM luôn tiên phong, đi đầu trong việc thí điểm cơ chế chính sách, đưa ra hình mẫu cơ sở thực tiễn để xây dựng pháp lý trong suốt gần 50 năm. Tuy nhiên hiện nay đang có sự chững lại vì nhiều sự việc xảy ra, các CB-CC-VC cũng không còn mạnh dạn đề xuất, đưa ra các sáng kiến. Trong khi muốn xây dựng pháp lý phải xuất phát từ chính sáng kiến của đội ngũ này. Vì thế, kế hoạch của UBND TP muốn CB-CC-VC mạnh dạn đưa ra các sáng kiến và không phải chịu trách nhiệm về pháp lý”, ông Hoan cho hay.

Cũng theo ông Hoan, các đơn vị cần tiếp tục xây dựng văn hóa công sở đáp ứng yêu cầu CCHC theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân; Hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy định ở từng cơ quan, đơn vị; Phải chuyển từ phong trào thi đua thành nội dung các cam kết mang tính ràng buộc của mỗi thành viên trong tổ chức; Gắn kết quả thực hiện phong trào với đánh giá chất lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên, xếp loại hàng năm của các cơ quan đơn vị. Đồng thời, tăng cường phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thật tốt cơ chế phối hợp trong nội bộ…

Cần hình thành thái độ, phong cách ứng xử chuẩn mực của đội ngũ CB-CC-VC góp phần khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến, tài năng, trí tuệ và phẩm chất của đội ngũ. Người đứng đầu phải là tấm gương mẫu mực về văn hóa, đạo đức công vụ, không chỉ làm gương cho nhân viên mà còn tạo hiệu ứng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)