Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một góc nhìn về việc tạo uy tín của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Câu chuyn đáng tiếc va xy ra ti Trưng THPT Hai Bà Trưng (Tha Thiên – Huế) khi mt giáo viên dy môn th dc và quc phòng, vi sng h” ca giáo viên ch nhim đã b tay và đưa mt giáo viên dy môn ng văn ra khi lp, ngay trong gi dy ca cô, trưc hàng chc hc sinh, đã làm nhiu ngưi phn n


Theo tác gi, vic to uy tín cho ngưi thy khi đng lp là rt quan trng (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Dù nguyên nhân gì thì cách hành xử của hai giáo viên kia với đồng nghiệp của mình khi có sự chứng kiến của nhiều học sinh là hành động thiếu văn hóa, kém văn minh và không phù hợp trong môi trường sư phạm. Có người nói, thậm chí, nếu lực lượng công an đến bắt giữ một giáo viên có hành vi phạm tội thì cũng không thể đọc lệnh và thực hiện lệnh bắt ngay tại lớp, nói gì đến các đồng nghiệp với nhau lại có cách ứng xử như vậy.

Những người đã đọc hồi ký Thuở ban đầu của GS.TS. nhà giáo dục học Dương Thiệu Tống (1925-2008) hẳn nhớ đến đoạn hồi ức sau, nói về buổi ban đầu ông trở thành thầy giáo: “Tuy là những thầy giáo xấp xỉ 20 tuổi, cùng dạy chung với những đồng nghiệp vào bậc thầy hay cha chú, chúng tôi không bao giờ thấy có sự phân biệt trong cách đối xử của ông hiệu trưởng. Trong các buổi họp hội đồng của nhà trường, những ý kiến của chúng tôi cũng được ông hiệu trưởng quan tâm không kém gì các ý kiến của những bậc cao niên. Đặc biệt là trước mặt học sinh, ông hiệu trưởng nói năng và cư xử với chúng tôi với một vẻ nể trọng nhiều khi khiến chúng tôi không khỏi ngượng ngùng. Về sau, tôi mới nhận ra rằng thái độ của ông hiệu trưởng đã giúp cho chúng tôi có thêm uy tín để điều khiển học sinh trong mọi hoạt động của nhà trường”. Rõ ràng, việc tạo uy tín cho người thầy khi đứng lớp là rất quan trọng. Điều đương nhiên và rất quan trọng là bản thân người thầy phải tự xây dựng uy tín cho mình, thông qua việc khẳng định năng lực, phương pháp làm việc, tạo dựng hình ảnh, sự thuyết phục về nhiều mặt, nhất là về tư cách, đạo đức, phong thái… Sẽ không thể có uy tín nếu người thầy không thể hiện được năng lực khi đứng lớp, khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường, hoặc không tỏ ra có tư cách phù hợp với vị trí một người thầy, nhất là trong lời nói, cử chỉ, thái độ, ứng xử, tư cách… Dẫu vậy, chính nhà trường cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng uy tín cho các giáo viên. Đầu tiên là môi trường giáo dục của một trường học. Môi trường đó hẳn nhiên do nhiều người tạo dựng nên, không chỉ của đội ngũ giáo viên của nhà trường mà còn của cấp trên. Đó là tính chất quy củ trong việc tạo dựng các không gian vật chất, các nền nếp sinh hoạt, cách ứng xử với nhau của các chủ thể. Chẳng hạn, bước vào trường, việc sắp xếp, bố trí các khu vực làm việc, các phòng chuyên môn, các bộ phận… ngăn nắp, khoa học, hợp lý thì dễ tạo ấn tượng tốt với mọi người. Giả sử bước vào trường nào đó mà bãi xe bừa bộn, các bụi cây không được chăm sóc, căng tin bán hàng tràn lan, các phòng làm việc sắp xếp thiếu khoa học…, thì dễ làm mọi người có cảm giác môi trường học đường này chưa quy củ, hẳn có liên quan đến cách thức tổ chức hoạt động của nhà trường. Tương tự như vậy, trước cổng có biển “Xuống xe dẫn bộ” nhưng hiệu trưởng vẫn phóng xe ào qua cổng, giáo viên tiện đâu để xe đó, bảo vệ thấy hiệu trưởng thì quay mặt đi nơi khác, phòng tài vụ có nhiều phụ huynh chờ đóng tiền nhưng không ai hướng dẫn xếp hàng…, thì hẳn môi trường giáo dục ở nơi đây khó có thể nói là tốt được! Hay trong sinh hoạt, ứng xử giữa các thầy cô với nhau, giữa ban giám hiệu với các giáo viên, nếu không thể hiện được sự tôn trọng nhau, thân ái và chan hòa nhau thì môi trường sư phạm cũng không thể tốt được. Giả sử hiệu trưởng luôn coi giáo viên là cấp dưới, hay ra lệnh, quát nạt kiểu của thủ trưởng với nhân viên thì nếu học sinh nghe thấy điều ấy tự dưng sẽ giảm đi sự tôn kính đối với người thầy. Hay các giáo viên nói xấu nhau, so bì nhau, tị nạnh nhau và đem cả điều ấy nói với học sinh hoặc biểu hiện để học sinh thấy thì chính các thầy cô ấy đã làm giảm uy tín của mình. Thí dụ, trong sinh hoạt dưới cờ, có nhóm học sinh ồn ào, không chịu xếp hàng nghiêm chỉnh, đứng trước micro, hiệu trưởng lớn tiếng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp đó phải chấn chỉnh thì dù học sinh có vào hàng, trong lòng các em cũng có gì đó gờn gợn với người thầy của mình. Hay một giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp khi thấy giáo viên bộ môn phê không tốt trong sổ đầu bài liền nói những lời “không có cánh” với học sinh lớp mình về người thầy đó thì hẳn học sinh cũng sẽ giảm đi sự tôn trọng với giáo viên đó ít nhiều…

Uy tín cá nhân ngoài s ch đng to lp, bi đp, gi gìn ca tng ngưi thì rt cn uy tín chung ca nhà trưng, ca tp th sư phm nhà trưng, ca toàn b đi ngũ nhà trưng. Trong s các ch th y, vai trò ca hiu trưng là rt quan trng.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, việc phân công quá nhiều những công việc không liên quan đến chuyên môn có thể làm giáo viên sa vào xử lý sự vụ mà ảnh hưởng hoạt động chuyên môn cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín. Nhất là với các giáo viên chủ nhiệm, bên cạnh giảng dạy, người thầy được giao nhiệm vụ này còn phải thực hiện nhiều công việc khác, như quản lý lớp, ứng xử với các tình huống trên lớp, quản lý việc thi đua của lớp, vận động học sinh đóng tiền, thu quỹ lớp, trao đổi với phụ huynh học sinh… Những điều đó có thể làm phân tán sự chú tâm của giáo viên, khiến cùng lúc phải thể hiện nhiều vai trò mà có những vai bị chồng lên nhau, làm uy tín của người thầy không được bảo đảm trọn vẹn. Thí dụ, giáo viên có thể giảng dạy rất tốt nhưng vì phải nhắc nhở học sinh đóng các khoản nghĩa vụ cho trường nhiều lần, từ đó làm một số học sinh nhìn về người thầy giống như một người “đòi nợ” thì uy tín của thầy có thể không còn nguyên vẹn. Do vậy, uy tín người thầy vừa có được từ sự xây dựng của bản thân người thầy đó nhưng lại được cộng hưởng từ uy tín chung của nhà trường, của các chủ thể khác trong nhà trường, từ ban giám hiệu, các giáo viên cho đến bảo vệ, giám thị, bảo mẫu… Giáo viên ở một trường bị bêu xấu là “mất đoàn kết”, “trù dập giáo viên mạnh dạn đấu tranh”, “ăn xén phần cơm bán trú”…, thì bản thân dù không có lỗi gì cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín. Giáo viên ở một trường bị mang tiếng là “có học sinh thường đánh nhau”, “hiệu trưởng bị kỷ luật”, “có điểm đầu vào rất thấp”…, thì uy tín cũng khó nổi bật. Giáo viên ở một trường được báo chí nhắc tới là “thường xuyên bị ngập nước”, “cơ sở vật chất ọp ẹp”, “sĩ số lớp quá đông”…, thì dù không liên quan gì đến trách nhiệm giáo viên đó vẫn có thể bị đánh giá thấp về uy tín. Như vậy, uy tín cá nhân ngoài sự chủ động tạo lập, bồi đắp, giữ gìn của từng người thì rất cần uy tín chung của nhà trường, của tập thể sư phạm nhà trường, của toàn bộ đội ngũ nhà trường. Trong số các chủ thể ấy, vai trò của hiệu trưởng là rất quan trọng. Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm gần như toàn bộ hoạt động của trường, có thẩm quyền quyết định nhiều vấn đề của trường, hiệu trưởng phải luôn có ý thức xây dựng uy tín cá nhân, đồng thời chú trọng xây dựng uy tín cho nhà trường và các giáo viên trong trường. Suy cho cùng, uy tín của các chủ thể có sự tác động qua lại lẫn nhau nhưng sự tác động của hiệu trưởng đối với các giáo viên thường lớn hơn chiều ngược lại. Do đó, hiệu trưởng phải quan tâm xây dựng môi trường giáo dục ở trường mình thực sự lành mạnh, tiến bộ, cả ở môi trường vật chất lẫn môi trường phi vật chất!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)