Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng để học sinh… đứng ngoài nhìn vào phòng tâm lý!

Tạp Chí Giáo Dục

Hàng lot các v hc sinh có hành đng tiêu cc như t t, gây g đánh nhau vi bn bè, hay vô l vi giáo viên va qua đu có nguyên nhân t sc khe tâm thn. Vì vy, vic tư vn tâm lý hc đưng luôn là vn đ nóng hi và cn kíp nhà trưng ph thông.


Chuyên gia tư vn tâm lý hc sinh vào gi chào c đu tun ti Trưng THPT Tây Thnh (TP.HCM)

Mặc dù đã được đầu tư tốt về cơ sở vật chất và nhân viên tư vấn, song nỗi băn khoăn lớn nhất của trường học hiện nay là làm sao để công tác tư vấn tâm lý đạt hiệu quả? Làm sao để học sinh không… đứng ngoài nhìn vào phòng tâm lý mà ngày càng tìm đến đông hơn?

Ngày càng nhiu hc sinh có sc khe tâm thn

Chỉ tính riêng nạn bạo lực học đường, theo số liệu được Bộ GD-ĐT đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường. Áp lực học tập là nguyên nhân hàng đầu. Mặc dù chủ trương của ngành giáo dục bấy lâu nay là giảm áp lực cho người học. Nhưng xem ra chủ trương ấy chỉ mới dừng lại ở lý thuyết, còn thực tế thì chưa thấy. Học sinh vẫn phải quay cuồng chóng mặt để tiếp thu lượng kiến thức từ chương trình học. Ngày hai buổi đến trường, rồi buổi tối lại học thêm; thứ bảy, chủ nhật thì học thêm ngoại ngữ, rồi học kỹ năng này nọ… Cho nên học sinh không có thời gian để nghỉ ngơi, hoạt động như một cỗ máy hết cả công suất. Học sinh ngày nay ngủ không đủ giấc, trong đó có việc thức quá khuya và dậy quá sớm để đến trường. Nhiều học sinh vào lớp trong trạng thái ngái ngủ, mất tập trung. Với áp lực kiến thức, lâu ngày các em bị hao tổn tinh thần. Việc lạm dụng mạng xã hội và ảnh hưởng không tốt từ công nghệ số. Đa số học sinh ngày nay coi chiếc điện thoại thông minh là vật bất ly thân. Kiến thức mạng chi phối quá nhiều vào sách vở nhà trường, làm cho tư tưởng phân tán, mất tập trung, lệch chuẩn mực, hoang mang, dễ sa ngã trước cái xấu. Thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ với con cái. Hoặc là quan tâm quá mức, tạo ra áp lực cho con, chính là nguyên nhân tiếp theo…

Quy trình tư vn tâm lý như thế nào có hiu qu?

Để xây dựng quy trình tư vấn tâm lý hoạt động hiệu quả cần dựa trên nhiều yếu tố: Đặc điểm tâm lý chung của học sinh (thân chủ); các nguồn lực tại chỗ, như giáo viên chủ nhiệm, giám thị nhà trường; các nguồn lực hỗ trợ khác bên ngoài, như cha mẹ học sinh, chuyên gia tâm lý bậc cao hơn, y tế địa phương… Công việc này rất công phu, vất vả, đòi hỏi nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý phải mất công sức tìm hiểu, kết nối, tìm hỗ trợ. Sau khi có đầy đủ phương tiện, điều kiện, nguồn lực, giáo viên tâm lý có thể xây dựng quy trình hoạt động theo các bước sau: Xây dựng kế hoạch, có sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường; phối hợp với giáo viên và giám thị tiếp cận học sinh khó khăn về tâm lý hoặc thực hiện đánh giá, sàng lọc sức khỏe tâm thần học sinh đầu mỗi học kỳ; sau khi tiếp cận, sàng lọc, giáo viên tư vấn xây dựng kế hoạch can thiệp. Sau một thời gian can thiệp, nếu sức khỏe tâm thần học sinh không chuyển biến tốt, giáo viên tâm lý chủ động đề xuất giải pháp can thiệp tiếp theo với các nguồn lực như đã nói ở trên.

ThS. Nguyễn Thị Hường (chuyên viên phụ trách tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm: Giáo viên tâm lý cần sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và giám thị. Khi phát hiện học sinh của mình có khó khăn về tâm lý, thầy cô có thể giới thiệu trực tiếp đến phòng tư vấn tâm lý, hoặc nhắn tin cho giáo viên tâm lý qua trang Fanpage, Zalo. Đầu mỗi năm học, phòng tư vấn tâm lý phát tờ rơi, card visit đến từng lớp để giúp học sinh có điều kiện tiếp cận phòng tư vấn tâm lý một cách hiệu quả.

Ngoài ra, phòng tư vấn tâm lý nhà trường không nên thụ động để học sinh tự tìm đến với mình, vì điều này rất khó, đa số học sinh rất ngại đến phòng tư vấn. Mà phải chủ động tổ chức những buổi tư vấn tâm lý bắt buộc cho học sinh vào giờ chào cờ đầu tuần, hoặc buổi sáng cuối tuần. Thi thoảng nên mời các chuyên gia tâm lý về trường báo cáo để “hóa giải” các vấn đề về tâm lý, tinh thần cho học sinh.

Bài, ảnh: Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)