Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cha mẹ nên thống nhất việc giáo dục con cái

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, hiếm có cp v chng nào không xy ra mâu thun trong cách dy con cái. Điu này không ch khiến cho gia đình b xáo trn mà còn nh hưng đến tâm lý và tính cách ca tr sau này. Do đó, đ đm bo cho tr đưc phát trin tích cc, cha m nên thng nht trong vic giáo dc con cái ca mình…


Cha m xung đt vì mâu thun trong cách dy con cái. Ảnh: IT

Nhng câu chuyn thc tế

Có thể nói, một trong những nguyên nhân phát sinh xung đột giữa vợ chồng trong việc giáo dục con cái là do ai cũng nghĩ phương pháp của mình là đúng. Bởi mỗi người được lớn lên và giáo dục trong môi trường khác nhau nên quan điểm dạy con cũng khác biệt.

Nước mắt của bé Thu cứ tuôn trào khi nghe tiếng cãi vã của bố mẹ. Thu cũng không ngờ mình là nguyên nhân của cuộc to tiếng này. Có gì là quá đáng cơ chứ? Chỉ có việc đi trễ – về khuya trong khoảng thời gian 25 phút thôi mà bố thì la mắng, mẹ thì lại hỏi han… Thu chẳng hiểu mình đúng hay sai khi đã hỏi mẹ: “Sao bố không bao giờ lắng nghe con hay hỏi han con. Còn mẹ thì luôn hiểu con và thông cảm cho con?”. Có ngờ đâu mẹ đi qua tranh luận với bố về cách giáo dục hay trò chuyện với Thu, thế là mọi chuyện trở nên gay cấn như vậy…

Hay như trường hợp của vợ chồng chị Lan Anh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), trong bữa cơm gia đình, bé My con chị làm biếng không chịu ăn hết phần cơm của mình. Trong khi chị Lan Anh ép con phải ăn cho hết phần cơm thì chồng chị lại bênh vực: “Con ăn được bao nhiêu thì ăn, đừng có ép quá mà nó ói ra hết giờ”. Chị  thấy vậy cũng cãi lại: “Không bắt ép ăn, nó đói bụng, đau ốm thì ai chịu trách nhiệm hả, anh lúc nào cũng bênh vực con, không biết thì cứ để yên cho em dạy con”. Vậy là hai vợ chồng lại nói qua nói lại dẫn đến bất hòa, xung đột với nhau.

Chị Thanh (quận 3, TP.HCM) phàn nàn, chồng chị rất chiều con trai, hễ con đòi gì là được nấy. Con xin tiền, anh cũng chỉ hỏi qua loa và đưa cho, anh tin tưởng tuyệt đối vào con mình. Thậm chí, khi con đến tuổi đi học, kêu mệt không chịu làm bài tập về nhà, anh không những không khuyên nhủ con lại phàn nàn “lỗi do cô giáo cho nhiều bài quá”. Không thể chấp nhận việc anh chiều con thái quá như vậy, chị lại luôn muốn nghiêm khắc, dạy con có nền nếp, khuôn phép. Chị cũng không ngần ngại sử dụng các biện pháp mạnh tay như đánh đòn nếu con mắc lỗi. Anh phản đối và thế là vợ chồng họ cãi nhau to ngay trước mặt con. Sau mỗi lần lời qua tiếng lại như vậy, vợ chồng anh chị lại giận nhau cả tuần, không khí trong nhà luôn căng thẳng.

Trong những lần tham gia tư vấn gia đình, chúng tôi nhận thấy có những cặp vợ chồng hay có những mâu thuẫn quá đáng từ khi có con cái, đặc biệt trong việc giáo dục con cái trong khi trước đó họ sống rất hòa thuận – hạnh phúc. Từ những sự vụ rất nhỏ như mua đồ dùng gì cho con đến chuyện dạy con học trước hay chỉ chuẩn bị cho trẻ đến trường tới việc chọn trường cho con hay cho tiền con hoặc không… đều là những chuyện hoàn toàn có thể dẫn đến những mâu thuẫn hay những xung đột không đáng có. Điều này có thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình hay không? Chắc chắn và đương nhiên là có và có thật nhiều…

Thứ nhất, những xung đột này sẽ làm cho đời sống gia đình đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng luôn luôn bị hục hặc, luôn luôn bị áp lực bởi sự tranh cãi. Sự thiếu đồng thuận hay thiếu thống nhất sẽ làm cho cả vợ và chồng đều cảm thấy khó khăn khi cùng chung sức, khi hợp tác… Dần dần sự giao tiếp bị hạn chế, khả năng chia sẻ cũng giảm sút rất lớn theo thời gian và chắc chắn như thế sẽ khó có thể có sự tương hợp tâm lý.


Đ
 đm bo cho tr đưc phát trin tích cc, cha m nên thng nht trong vic giáo dc con cái ca mình. Ảnh: IT

Giáo dc con cái nghĩa là dng xây hnh phúc gia đình. Không th hy sinh gia đình hay hy sinh hnh phúc ca đi gia đình ch vì nhng mâu thun quá nh nht khi giáo dc con cái. Nếu mi ngưi trong gia đình đu hưng v mc tiêu chung là xây dng gia đình hnh phúc, chc chn s cm thông là yếu t quan trng nht đ đng thun, thng nht trong vic giáo dc con, đ mi gia đình luôn vang mãi tiếng cưi trên môi…

Thứ hai, chính con cái sẽ rất bỡ ngỡ trước cách thức giáo dục của cha mẹ hay quan điểm giáo dục của cha mẹ. Ở tuổi nhỏ, trẻ sẽ băn khoăn thật nhiều vì không biết hướng đi hợp lý nhất cho mình, không biết hành vi nào của mình thực sự hợp lý? Mặt khác, khi trẻ đã có khả năng nhận thức tương đối sẽ trẻ nhìn hình ảnh của cha và mẹ bằng một cái nhìn rất khắt khe. Chỉ có một người đúng vậy thì ai đúng bây giờ? Nếu hành vi của bố đúng thì mẹ quá cảm tính và chủ quan khi bênh vực mình. Thế nhưng nếu hành vi của mẹ đúng, vậy bố tỏ ra quá hà khắc, bố tỏ ra ghét bỏ mình. Dần dần hình ảnh trọn vẹn của bố và mẹ bị thay đổi trong suy nghĩ của trẻ, hình ảnh lý tưởng sẽ dễ dàng bị bóp méo hoặc bị xuyên tạc…

Gii quyết mâu thun v chng khi giáo dc con cái 

Thực ra ai cũng mong thuận vợ thuận chồng nhưng xem ra mục tiêu tát bể Đông cũng cạn không phải ai cũng thực hiện được. Điều quan trọng nhất là cả hai vợ chồng phải thống nhất cách thức giáo dục với nhau. Nếu mọi sự thống nhất được thực hiện ngay từ đầu thì những mâu thuẫn không đáng có sẽ khó có cơ hội nảy sinh trong quá trình giáo dục con cái. Sự cam kết không tranh luận việc giáo dục con cái ngay trước mặt con là điều nên làm, giảm thiểu tối đa những góp ý việc giáo dục con cái và đặc biệt là những trường hợp khác biệt trong hành vi giáo dục là điều nhất thiết nên làm. Bên cạnh đó, những tình huống một trong hai người đang giáo dục con cái thì không được bênh vực một cách lộ liễu nhưng cũng không nên “đổ dầu vào lửa” bằng cách liên tục “cho thêm lời” là những gì nhất thiết phải tôn trọng… Những mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái sẽ được kiểm soát và dần dần được hạn chế theo thời gian…

Giáo dục con cái nghĩa là dựng xây hạnh phúc gia đình.. Không thể hy sinh gia đình hay hy sinh hạnh phúc của đại gia đình chỉ vì những mâu thuẫn quá nhỏ nhặt khi giáo dục con cái. Nếu mỗi người trong gia đình đều hướng về mục tiêu chung là xây dựng gia đình hạnh phúc, chắc chắn sự cảm thông là yếu tố quan trọng nhất để đồng thuận, thống nhất trong việc giáo dục con, để mỗi gia đình luôn vang mãi tiếng cười trên môi…

Sơn Hunh

Bình luận (0)