Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nỗi niềm thầy giáo xưa & nay

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian trôi qua tht nhanh, mi đó mà tôi đã dy hc gn 40 năm. Biết bao nhiêu bun vui ca ngh dy hc đã in sâu vào tâm trí ca tôi…


Hc sinh trao đi vi giáo viên trong tiết hc (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Ngày xưa ấy, ra trường, tôi được phân công về dạy ở một vùng quê ngoại thành nghèo khó với quyết định lương của một giáo viên tập sự là 85% của 50 đồng. Những năm đó, kinh tế đất nước còn khó khăn, với mức lương như thế thì giáo viên phải làm đủ nghề để có thể sống mà làm nghề dạy học. Thầy giáo thì đạp xích lô, chạy xe ba bánh, sửa xe… Còn cô giáo thì may, đan, móc, làm bánh… Có thể nói, thời kỳ ấy nghề “tay trái” giúp giáo viên kiếm tiền chi tiêu cho cuộc sống và tồn tại được với nghề dạy học. Thế nhưng, chúng tôi rất vui, tự hào khi giới thiệu với người khác mình là thầy cô giáo. Ngày ấy, giáo viên ra ngoại thành dạy 3 năm là có thể xin về công tác gần nhà. Thế mà, tôi đã dạy học ở vùng đất nghèo khổ ấy 6 năm! Điều gì đã khiến tôi có thể gắn bó lâu đến thế? Chắc chắn không phải là lương bổng hay sự ưu ái về vật chất mà đó là tình cảm, sự tôn trọng của học sinh, của phụ huynh đối với thầy cô giáo.

Tôi nhớ mãi mỗi ngày đạp xe đi về trên con đường làng. Phụ huynh đang làm ruộng hay bắt cá dưới mương cũng cất tiếng chào thầy. Học sinh thấy thầy cô giáo từ xa đã dừng lại, cúi gập người chào. Có lần tôi bị cảm, chỉ nghỉ 2 ngày, khi đi dạy lại, phụ huynh đón đường thăm hỏi. Có phụ huynh đến tận trường thăm, “cắc ca cắc củm” đưa tôi 8 trứng gà, nói: “Gà mới đẻ mấy trứng, tôi gửi biếu thầy”, thấy thương làm sao! Học sinh đến trường toàn đi chân không, tôi yêu cầu phải mang dép khi đi học. Sáng hôm sau, trên đường đến trường, khi học sinh cúi chào, tôi vẫn thấy các em đi chân không. Vậy mà khi đến lớp, tất cả đều mang dép. Đứa mang dép ba, đứa thì dép chị… rộng rinh. Chỉ một, hai đứa mang dép mới. Tôi hỏi tại sao vào lớp mới mang dép. Đứa trả lời dép rộng khó đi, đứa nói không quen mang khó chịu, đứa thì nói đường đất mang sợ dép dơ… Thương quá là thương! Có chị phụ huynh nhà gần trường, năm học nào cũng đem cho tôi 3-4 cây roi mây để đánh học sinh hư. Chị nói trước mặt học sinh của lớp là đưa thầy để quất mấy đứa lười học, nghịch phá, hỗn láo. Có lẽ nhờ chị đem tặng roi, học sinh sợ lắm, nên lứa học sinh của tôi năm nào cũng ngoan ngoãn, tôi cũng không phải dùng đến roi mây chị tặng.

Chưa có thng kê, kho sát nào đ thy rõ bao nhiêu giáo viên xin ngh vic vì thy ngh dy hc không còn đưc tôn trng? Khi con tôi vào đi hc, con hi ý kiến, tôi đã tr li rng c chn ngh con thy phù hp nhưng đng chn sư phm. Con tôi rt ngc nhiên và thc mc vì c đi ba làm ngh dy hc. Dy hc là mt ngh cao quý. Thế nhưng, gi đây, tôi nghĩ phi chăng thy cô giáo ch còn đưc tôn vinh trong ngày 20-11?

Nhớ đến những tháng ngày ấy, tôi càng thấy xót xa khi những năm gần đây giáo viên xin nghỉ việc ngày càng nhiều. Lương nhà giáo hiện nay vẫn chưa đủ sống, điều đó ai cũng biết nhưng đó chỉ là một lý do dễ nhận ra. Thật sự, thầy cô giáo rời bục giảng hiện nay đa số là do áp lực và cảm thấy không được tôn trọng. Một câu nói vui phổ biến hiện nay: “Giáo viên sợ ban giám hiệu, ban giám hiệu sợ phụ huynh, phụ huynh sợ học sinh nên học sinh không sợ giáo viên”. Chỉ cần học sinh méc ba mẹ là thầy cô giáo đánh, mắng hay làm gì con cái mình là phụ huynh vào thưa ban giám hiệu. Ban giám hiệu biết tin là mời giáo viên lên làm bảng tường trình, xét xử để tránh việc phụ huynh thưa kiện lên cấp trên. Thời hiện đại, người người đều có điện thoại thông minh. Việc ghi âm, chụp hình, quay phim rất dễ dàng. Vậy là chỉ một đoạn thoại hay phim ngắn, không có đầu đuôi, ghi nhận việc làm của thầy cô giáo, học sinh đăng lên Facebook, Zalo… với ý không hay là cả một cộng đồng “anh hùng bàn phím” đua nhau vào rủa xả giáo viên với những lời lẽ kinh khủng làm tổn thương nghề dạy học. Một lần tôi xem Facebook đăng một học sinh đứng trước cổng trường đóng kín và nói là nhà trường “độc ác”, thầy cô giáo là “mẹ ghẻ”…, giờ về không cho học sinh ở trong trường chờ ba mẹ đón mà đuổi ra khỏi cổng trường. Vậy là không biết bao nhiêu lời lên án, kết tội, chửi bới nhà trường, thầy cô giáo… Nhìn thấy cổng trường quen, tôi gọi cho người bạn. Bạn tôi trả lời đúng là trường bạn và sự việc là học sinh đó đến trường học buổi chiều nhưng phụ huynh đưa đi học quá sớm, trường chưa mở cổng, ai đó đã chụp hình và đưa lên.

Trường học nào giờ cũng muốn tránh phiền phức với phụ huynh. Để có minh chứng khi phụ huynh thưa kiện, vậy là camera được gắn đầy trong trường. Thầy cô giáo làm việc, sinh hoạt mà cứ cảm giác như bị theo dõi, mất tự nhiên và cảm thấy bị xem thường. Cái lợi không thấm vào đâu so với cái tổn thương mà thầy cô giáo phải chịu. Một học sinh giỏi của tôi trước đây, em thích nghề dạy học từ nhỏ. Em học sư phạm, ra trường em được về dạy ở một trường có tiếng của quận. Vậy mà mới đây, em cho tôi biết đã bỏ nghề dạy học. Tôi rất ngạc nhiên vì tôi biết gia đình em khá giả, em có năng khiếu đồ họa nên ngoài giờ dạy em làm thêm cho công ty của người thân. Vậy thì việc em nghỉ dạy không liên quan đến việc lương thấp. Tôi hỏi lý do, em cho biết em vẫn thích làm cô giáo nhưng em không chịu được áp lực của nghề khi luôn phải ở tâm trạng “thủ thế, đối phó” cả ngày, bởi chỉ một sai sót em có thể bị thưa kiện, bị tai tiếng, bị kỷ luật oan ức. Tiếc cho cô giáo trẻ, tôi dò hỏi thì được biết lớp em có một học sinh thường xuyên đi học trễ, em nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không thay đổi. Không biết em học sinh đó về nói thế nào, phụ huynh đã đến trường thưa với ban giám hiệu là cô giáo ngày nào cũng la mắng học sinh, làm học sinh sợ không dám đi học và xin ban giám hiệu chuyển lớp. Bất chấp mọi lời giải thích của cô giáo và ban giám hiệu, phụ huynh kiên quyết đòi chuyển lớp nếu không sẽ thưa đến khi nào cô giáo bị cho thôi việc. Ban giám hiệu chiều theo ý phụ huynh, chuyển lớp cho học sinh ấy. Vậy là cô học trò yêu nghề dạy học của tôi tổn thương, cảm thấy bị xúc phạm nên xin nghỉ việc.

Chưa có thống kê, khảo sát nào để thấy rõ bao nhiêu giáo viên xin nghỉ việc vì thấy nghề dạy học không còn được tôn trọng? Khi con tôi vào đại học, con hỏi ý kiến, tôi đã trả lời rằng cứ chọn nghề con thấy phù hợp nhưng đừng chọn sư phạm. Con tôi rất ngạc nhiên và thắc mắc vì cả đời ba làm nghề dạy học. Dạy học là một nghề cao quý. Thế nhưng, giờ đây, tôi nghĩ phải chăng thầy cô giáo chỉ còn được tôn vinh trong ngày 20-11?

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)