Chủ đề trọng tâm của cuộc gặp tại Nhà Trắng này là xung đột Nga – Ukraine trong bối cảnh Washington và Paris đang nỗ lực duy trì hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev.
Tuy nhiên, theo AP, chủ đề trọng tâm của cuộc gặp tại Nhà Trắng này là xung đột Nga – Ukraine trong bối cảnh Washington và Paris đang nỗ lực duy trì hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Olivier Veran nhận định chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của ông Macron đến Mỹ (chuyến đầu tiên diễn ra thời Tổng thống Donald Trump) là "một biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác" giữa hai nước.
Đáng chú ý, chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt một loạt vấn đề nóng, như khủng hoảng Ukraine, an ninh lương thực, khí hậu và năng lượng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) tại một sự kiện bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) tại Bali – Indonesia hôm 16-11. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, quan hệ của 2 đồng minh thân thiết này không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Cách đây hơn 1 năm, quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất sau khi Washington công bố thỏa thuận bán tàu ngầm hạt nhân cho Úc.
IRA cung cấp 370 tỉ USD để hướng đến mục tiêu giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 thông qua việc trợ cấp và cắt giảm thuế cho xe điện, pin và dự án năng lượng tái tạo tại Mỹ. Châu Âu lo ngại rằng IRA sẽ làm dịch chuyển các khoản đầu tư từ châu lục này sang Mỹ.
Tại cuộc gặp sắp tới, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp dự kiến thảo luận về nỗi lo trên và biện pháp xoa dịu căng thẳng liên quan đến IRA. Nếu nỗ lực ngoại giao thất bại, Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu cần thảo luận về biện pháp tốt nhất nhằm bảo vệ các lợi ích của châu Âu.
Một ý tưởng được Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đưa ra đầu tháng 11 là khiếu nại vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo Xuân Mai/NLĐO
Bình luận (0)