Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ứng dụng công nghệ giải quyết các vấn đề liên quan học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Xut phát t thc tế gii quyết các khó khăn, hn chế trong hc tp và nhng vn đ liên quan, nhiu em hc sinh đã nghiên cu, ng dng công ngh đ cho ra đi các mô hình, sn phm có tính ng dng cao.


Giáo viên và hc sinh Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) chun b trình bày h thng qun lý nhim v hc tp

Website qun lý nhim v hc tp

Đây là sản phẩm do nhóm học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) thực hiện, gồm Vũ Trí Việt, Phạm Bảo Anh (lớp 7/1) và Vũ Đăng Khoa (lớp 6/1). Theo đó, website thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ cũng như tài liệu liên quan đến môn học mà học sinh phải thực hiện theo yêu cầu. Cụ thể, chức năng của website là hỗ trợ giáo viên và phụ huynh, học sinh dễ dàng quản lý, theo dõi quá trình học tập cũng như ôn lại kiến thức cũ một cách khoa học, tiết kiệm thời gian. Theo Trí Việt, website đảm bảo an toàn và bảo mật cho cả ba đối tượng nói trên bằng một tài khoản được chấp nhận và cấp bởi giáo viên. Nhiệm vụ và tài liệu học tập được đăng tải đầy đủ trên hệ thống từ cơ bản đến nâng cao, tùy vào năng lực mà học sinh có thể lựa chọn. Các bạn học giỏi không mất nhiều thời gian ôn lại kiến thức cơ bản; còn bạn nào chưa hiểu bài có thể ôn lại.

Trí Việt chia sẻ thêm, trong quá trình học tập, chúng em nhận thấy nhiều hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống và mong muốn cải thiện vấn đề này để việc học, quản lý học tập dễ dàng và hiệu quả. Đồng thời qua đó giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể liên kết tốt hơn. Đặt biệt, ý tưởng xây dựng website quản lý nhiệm vụ học tập cũng xuất phát từ câu chuyện mà Trí Việt được đọc trước đó trong cuốn sách “Tot-to-chan bên cửa sổ” của một tác giả người Nhật. Trí Việt rất thích vì ở câu chuyện này có một ngôi trường đặc biệt với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Thầy hiệu trưởng cũng rất đặc biệt và nhân từ. Thầy nhận hết tất cả các đối tượng học sinh và dạy theo cách riêng là cho các bạn tự chọn môn học, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì các bạn được vui chơi.

Website quản lý nhiệm vụ học tập này không chỉ giúp người học tiết kiệm thời gian cho việc ôn tập bài cũ mà còn khắc phục được tình trạng thiếu tài liệu học tập. Qua việc giao bài tập trên hệ thống cho từng học sinh của giáo viên, phụ huynh có thể theo dõi và nhận biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của con em mình. Ngoài việc giao bài tập cho học sinh, giáo viên còn giao bài cho phụ huynh để phụ huynh kiểm tra con em mình thực hiện như thế nào, đảm bảo không có sự gian lận. Theo đó, phụ huynh và học sinh muốn vào hệ thống phải được giáo viên cấp một tài khoản. Trí Việt cho biết website được em xây dựng trong một tuần với ngôn ngữ lập trình mới nhất cùng sự hỗ trợ của người em ruột Vũ Đăng Khoa và bạn học cùng lớp Phạm Bảo Anh. Cụ thể, Bảo Anh là người kiểm tra lỗi của website. Theo Trí Việt, những kiến thức lập trình mà nhóm có được để thực hiện hệ thống là nhờ tự học trên internet. Riêng app phải nhờ giáo viên định hướng để hoàn thành tốt nhất. “Website hiện nhóm đang cho dùng thử. Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật thì website còn có hạn chế nhất định do chưa có đủ thời gian để hoàn thiện tính năng và chưa tích hợp chức năng thông báo đến điện thoại. Trong thời gian tới, nhóm sẽ nghiên cứu và hoàn thiện các tính năng đảm bảo website được vận hành một cách tốt nhất”, Trí Việt kỳ vọng.


Mô hình máy chng trm ca nhóm hc sinh Trưng THCS Chu Văn An (Q.1)

Mô hình chng trm trong gi ra chơi

Bị mất trộm đồ dùng học tập trong giờ ra chơi là “chuyện thường ngày” của học sinh. Từ thực tế kém vui ấy, nhóm học sinh Trường THCS Chu Văn An (Q.1, TP.HCM) đã nảy ra ý tưởng sáng chế mô hình chống trộm trong giờ ra chơi để giải quyết vấn đề này. Theo đó, từ vốn kiến thức ít ỏi được học về lập trình Arduino trong chương trình STEM, cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị sẵn có, nhóm đã thiết kế mô hình máy chống trộm đơn giản mà cấp thiết.

Để thực hiện mô hình chống trộm này, nhóm sử dụng mạch điện tử Arduino kết nối với dây cáp máy tính để lập trình (phần mềm lập trình mBlock 5.0). Đồng thời sử dụng hai miếng nam châm, một miếng gắn lên cửa ra vào, miếng còn lại gắn lên cảm biến. Khi có người mở cửa, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu đến mạch điện tử Arduino và báo còi cho biết người mở cửa đang ở đâu. Theo nhóm thực hiện, mục đích sử dụng mạch điện tử Arduino là để điều khiển các cảm biến từ cửa, cảm biến PIR (cảm biến hồng ngoại thụ động – Passive Infrared – PIR) là thiết bị điện tử có thể nhận các tín hiệu hồng ngoại được phát ra từ người, động vật hay các nguồn phát nhiệt bất kỳ nhận biết các tín hiệu xung quanh, từ đây báo hiệu cho người dùng biết qua tín hiệu ánh sáng và âm thanh. Dùng cảm biến PIR để phát huy đúng nhiệm vụ cần được lập trình, đồng thời với động cơ sensor làm tăng góc nhìn và thu tín hiệu dễ dàng hơn.

Qua sử dụng, nhóm thực hiện nhận thấy các cảm biến có độ nhạy cao nhưng trong một số trường hợp lại chưa phù hợp. Cụ thể là các tính năng báo động hiện nay vẫn còn độ trễ nhiều cũng như xảy ra những tín hiệu nhiễu do chất lượng của thiết bị. Tuy nhiên, nhóm cho biết hệ thống sẽ ổn định hơn khi sử dụng Adapter 9V (là nguồn xung, có thể chuyển đổi từ 220V sang 9V) thay vì dùng pin gây ô nhiễm môi trường.

Bài, ảnh: Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)