Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xuân hạnh ngộ trên miền đất thép

Tạp Chí Giáo Dục

“Trên con đưng vào Đa đo Vnh Mc hôm nay, tôi bt gp nhng vưn tiêu xanh mưt, mt đám cưi rn ràng, tim làm tóc tht đp… Mt s hi sinh ngoài tưng tưng. Nếu ông Joris Ivens còn sng, ngay ngày mai tôi s gi cho ông y nhng thưc phim v Vĩnh Linh. Tôi tin ông y s khóc vì hnh phúc”, bà Nguyn Th Xuân Phưng, cng s ca đo din Hà Lan Joris Ivens – tác gi b phim “V tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân”, năm 1967 nói.


Sau 55 năm, Viên Hng Quang (gia) đã chuyn th phim ca Ivens thành phim màu

Cuc hnh ng đc bit

Trở lại sau 55 năm kể từ ngày cùng Joris Ivens đến Vĩnh Linh (Quảng Trị) quay bộ phim “Vỹ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân”, bà Xuân Phượng bảo rằng, những mùa xuân mơ ước trên miền đất thép đã thực sự đơm hoa, kết trái. Tròn 93 tuổi, ký ức của bà về những năm tháng làm phim trên chiến trường ác liệt nhất bên dòng Bến Hải vẫn còn nguyên mới. 37 tuổi, đang là bác sĩ, phiên dịch của Ủy ban Liên lạc văn hóa nước ngoài (Bộ Ngoại giao), bà Xuân Phượng nhận lệnh Bác Hồ vào chiến trường: “Bằng mọi giá phải bảo vệ đoàn làm phim. Những thước phim chân thật từ chiến trường sẽ là bằng chứng đanh thép nhất tố cáo tội ác của quân xâm lược”. Ngày 25-4-1967, ba chiếc xe rời thủ đô Hà Nội chở theo đoàn làm phim hướng về Vĩnh Linh – nơi chiến tranh đang diễn ra ác liệt nhất để bắt đầu cuộc hành trình quay bộ phim “Vỹ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân” bằng phương pháp điện ảnh trực diện.

Những thước phim không diễn viên đã lay động hàng triệu người yêu hòa bình trên thế giới. Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm súng, hồn nhiên trả lời: “Cháu không sợ Mỹ, chỉ sợ cọp” gây ấn tượng mạnh. Cậu bé ấy là Phạm Công Đức, quê xã Gio An (huyện Gio Linh) – bờ Nam sông Bến Hải. Mẹ mất, cha đi tập kết, Đức sống cùng ông bà nội và làm liên lạc cho bộ đội. Ông bà lần lượt qua đời sau những trận bom dội xuống quê hương. Đức được bộ đội đưa về Vĩnh Linh gặp cha. Ở đó, đoàn làm phim vô tình gặp và ghi lại những cảnh quay về Đức. Đức gọi bà Xuân Phượng  bằng tên gọi thân thương: “O Phượng”.


O Phưng cùng cu bé Đc trong phim chnh lưu ni Đa đo Vnh Mc – nơi mt thi chiến tranh ác lit

Năm 2007, tròn 40 năm sau ngày khởi quay bộ phim, bà Xuân Phượng trở lại Vĩnh Linh. Cuộc trùng phùng bất ngờ với cậu bé Đức đầy xúc động. Nhận lấy gói tiêu làm quà của Đức, bà mang sang Hà Lan đặt lên mộ đạo diễn Joris Ivens để báo tin vui cho ông. Lần trở lại giữa tiết trời đang chuyển mình từ năm cũ 2022 sang một năm mới, sau tròn 55 năm, bà Xuân Phượng bảo: “Nghĩ về ngày ấy, tôi không biết bằng cách nào mình vẫn có thể sống, vẹn nguyên để hôm nay trở lại nơi này. Với tôi, Đức và người dân Vĩnh Linh là ruột thịt”.

Trong dòng hồi tưởng của mình, bà Xuân Phượng kể, tôi nhớ nhất là hôm đoàn đi quay cảnh lá cờ Tổ quốc bên dòng Bến Hải. “Đây là cảnh quay vô cùng quan trọng. Lá cờ Việt Nam tung bay từ bờ Bắc sang bờ Nam là ý nguyện thống nhất đất nước”, ông Ivens nói. Hoàn thành cảnh quay dưới mưa bom dội xuống bờ Bắc, cả đoàn ôm lấy nhau khóc trong hạnh phúc.

Bà Xuân Phượng kể: “Đêm ấy, quay ở cột cờ Hiền Lương về, rất mệt. Đang thiếp đi thì nghe tiếng gọi: “Ở đây có ai làm bác sĩ không?”. Ông Ivens gọi tôi dậy. Tôi cùng anh Chơn – nhân viên thu thanh bước theo người đàn ông cầm đèn dầu, mò mẫm đi trong lòng địa đạo. Đến một căn hầm nhỏ có người phụ nữ đang trở dạ một cách khó khăn. Tôi hướng dẫn cô ấy sinh con. Khoảng 45 phút sau, đứa bé cất tiếng khóc chào đời. Người đàn ông đứng đằng sau khóc theo, tiếng khóc trầm đục vỡ òa. Anh Chơn đã thu thanh tất cả. Ông Ivens bảo: “Nghề làm phim chiến trường cho ta hạnh phúc được chứng kiến sự sống đã nảy mầm từ lòng đất”.

T Joris Ivens đến Viên Hng Quang

Joris Ivens từng nói: “Tôi đã chọn máy quay làm vũ khí. Nếu những phim tôi làm ở Việt Nam khiến cho nhân dân đang bị áp bức trên thế giới hiểu được rằng: Cuộc chiến đấu của họ chống lại chủ nghĩa đế quốc nhất định sẽ thắng lợi thì nghĩa là chiếc máy quay phim của tôi là một vũ khí có hiệu quả”.


Bà Xuân Phưng tr li Vnh Mc sau 55 năm tròn

Năm 1967, Joris Ivens cùng vợ rời đất nước Hà Lan yên bình, đến với Vĩnh Linh. Họ cầm cố căn nhà của mình để hoàn thành bộ phim. Năm 1968, phim công chiếu rộng rãi ở Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ý… Bộ phim kết thúc, hàng triệu khán giả ngồi lặng trước hình ảnh chân thực được truyền về nơi chiến tranh đang diễn ra ác liệt nhất, nơi sự sống và cái chết cách nhau quãng thời gian tính bằng tích tắc kim giây đồng hồ. Nơi đó, người dân vẫn hăng say lao động, nở nụ cười tươi và kiên cường chiến đấu vì hòa bình.

Phó Giám đc S Thông tin – Truyn thông Qung Tr nói: “Chiến tranh đã qua hơn na thế k nhưng nhng thưc phim ghi li năm tháng đu tranh ca quân, dân ta bên b V tuyến 17 vn là ký c không th phai m vi ngưi trong cuc. Vi thế h sinh ra trong hòa bình, nhng hình nh đó giúp ta trân quý thêm cuc sng hôm nay. B phim là mt trong 4 b phim tài liu ca Joris Ivens v Vit Nam gây chn đng dư lun phương Tây vào thp k 70, thế k XX”.

55 năm sau, những thước phim của Ivens được một chàng trai Hà Nội phục chế màu, công chiếu ngay trong hội trường Trường THPT Vĩnh Linh – nơi có cảnh quay về chiếc cổng trường với hàng trăm vết bom đạn găm. Đó là Hồng Viên Quang, 27 tuổi, làm nghề phục chế phim, ảnh cũ. “Xem phim em rất xúc động. Em tự hỏi, tại sao một cậu bé 9 tuổi có thể suy nghĩ và kiên cường đến như thế. Em bật ra ý tưởng truyền tải lại bộ phim này thành phiên bản màu để tạo cảm hứng cho người xem. Tháng 3-2020, em bắt tay vào làm. Cũng khó khăn về kinh phí nhưng em nghĩ, mình còn trẻ, không làm bây giờ thì bao giờ. Đây là món quà tri ân em dành tặng cho vợ chồng đạo diễn Ivens, các thành viên đoàn phim và người dân Vĩnh Linh – những người đã kiên cường chiến đấu vì hòa bình”.

Cuộc hạnh ngộ đầy yêu thương trên miền đất lửa giữa mùa xuân, bà Xuân Phượng nắm chặt tay cậu bé Đức và Viên Hồng Quang. Lịch sử được kết nối bằng tình yêu của những người trẻ, làm nên những mùa xuân diệu kỳ.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)