Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giải thưởng sân khấu năm 2022: 4 vở diễn đạt giải A

Tạp Chí Giáo Dục

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao 4 giải A giải thưởng sân khấu năm 2022 cho 4 tác phẩm xuất sắc là: vở cải lương “Đất liền và biển cả” (Đoàn Cải lương Hải Phòng), vở kịch “Mưa đỏ” (Nhà hát Kịch nói Quân đội), vở chèo “Đất liền và biển cả” (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa), và vở bài chòi “Cô thần” (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định).

Tối 9/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Sân khấu năm 2022, triển khai công tác năm 2023.

Đoàn Ca kịch Bài chòi tỉnh Bình Định (trực thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định) mang đến liên hoan vở ca kịch bài chòi Cô thần - kể về tấm gương trung liệt của Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ, vị quân sư tài ba của vua Quang Trung góp công lớn xây dựng triều đại Tây Sơn.

Vở bài chòi Cô thần (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định) – kể về tấm gương trung liệt của Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ, vị quân sư tài ba của vua Quang Trung góp công lớn xây dựng triều đại Tây Sơn – đạt giải A giải thưởng sân khấu năm 2022.

Ngoài việc vinh danh các tác phẩm xuất sắc nhất, BTC cũng trao nhiều hạng mục giải thưởng khác. Trong đó, có giải A sách nghiên cứu lý luận phê bình cho quyển sách Văn hóa trong phát triển, Văn hóa của phát triển (Từ thực tiễn hoạt động Sân khấu) của nhà văn Ngô Thảo; 4 giải thưởng cá nhân xuất sắc, gồm: “Họa sĩ xuất sắc” cho NSƯT Nguyễn Đạt Tăng (Hà Nội), “Đạo diễn xuất sắc” – NSƯT Trịnh Mai Nguyên (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Biên đạo múa xuất sắc” – nghệ sĩ Hoài Anh (Nhà hát Chèo Hà Nội), “Nhạc sĩ xuất sắc” – NSƯT Tuấn Hải (Nhà hát Chèo Việt Nam).

Tại buổi lễ, BTC cũng đã tôn vinh 10 diễn viên xuất sắc, trong đó đến từ TPHCM có nghệ sĩ Nguyễn Minh Trường với vai Nguyễn Trãi – vở Đêm trước ngày hoàng đạo (Sân khấu Đại Việt).

Với vai Nguyễn Trãi - vở cải lương Đêm trước ngày hoàng đạo (Sân khấu Đại Việt), nghệ sĩ Nguyễn Minh Trường l

Với vai Nguyễn Trãi – vở cải lương Đêm trước ngày hoàng đạo, nghệ sĩ Nguyễn Minh Trường được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vinh danh.

Còn lại là: NSƯT Thu Huệ vai Tú Bà – vở Thúy Kiều một kiếp đoạn trường (Nhà hát Kịch Hà Nội); nghệ sĩ Chu Anh vai Thanh Nguyên – vở Mảnh vỡ (Sân khấu Sen Việt); Ninh Thị Như Quỳnh vai Kiều – vở Nguyễn cầm ca – Kiều (Nhà hát Cải Lương Việt Nam); Bạch Quang Tuấn vai Lê Quyết – vở Trời Nam (Nhà hát Cải Lương Hà Nội); Nguyễn Thị Diễm My vai Út Tâm – vở Dòng sông đỏ (Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Bạc Liêu); Trần Tuấn Hiệp vai Lê Hoàn – vở Làm vua (Nhà hát Tuồng Việt Nam); Nguyễn Thị Thu Phương vai Nhị Khanh – vở Ván cờ oan trái (Nhà hát Chèo Hưng Yên); Phạm Nhật Hóa vai Quân – vở Đất liền và biển cả (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Sơn Hà vai Vua Minh Mạng – vở Sương phủ hoàng cung (Đoàn Bài chòi – Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa).

Nghệ sĩ Ninh Thị Như Quỳnh trong vai Kiều - vở Nguyễn cầm ca - Kiều (Nhà hát Cải lương Việt Nam)

Nghệ sĩ Ninh Thị Như Quỳnh trong vai Kiều – vở Nguyễn cầm ca – Kiều (Nhà hát Cải lương Việt Nam) là một trong 10 diễn viên sân khấu xuất sắc năm 2022.

Tổng kết hoạt động sân khấu năm 2022, nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cho rằng, trở lại sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, hoạt động sân khấu năm 2022 đã chuyển biến mạnh mẽ với nhiều tín hiệu đáng mừng.

Từ khi đất nước trở lại trạng thái bình thường mới vào tháng 3/2022, chỉ trong khoảng 9 tháng còn lại của năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức 8 cuộc thi, liên hoan nghệ thuật sân khấu ở cả quy mô toàn quốc và quốc tế, thu hút hầu hết các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập cả nước tham gia.

Đáng mừng nhất là phần lớn đội ngũ lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật, hội đồng nghệ thuật ở cơ sở đã thay đổi nhận thức, chú trọng đầu tư chiều sâu về mọi mặt trong quy trình lựa chọn và dàn dựng tác phẩm, đặt chất lượng nghệ thuật vở diễn lên trên tất cả, xác định đối tượng phục vụ là khán giả.

“Khán giả là người quyết định sự thành bại, sống còn và phát triển của đơn vị nghệ thuật và các nghệ sĩ. Trước đây, vấn đề này chưa được coi trọng, là một trong những nguyên nhân chính khiến nghệ thuật sân khấu trượt dốc một thời gian dài” – ông Nguyễn Đăng Chương nói.

vở chèo “Đất liền và biển cả” (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa)

Vở chèo Đất liền và biển cả (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa) đạt giải A giải thưởng sân khấu năm 2022. Với kịch bản Đất liền và biển cả, tác giả Nguyễn Đăng Chương "thắng lớn" khi cả bản dựng cải lương và chèo đều đạt giải xuất sắc tại Liên hoan Chèo, Liên hoan Cải lương toàn quốc, và cùng đạt giải A giải thưởng sân khấu năm 2022.

Đặc biệt, năm 2022 cũng đánh dấu xóa bỏ khoảng cách chất lượng nghệ thuật giữa đơn vị công lập và ngoài công lập, khi các sân khấu xã hội hóa đã có sự bứt tốc mạnh mẽ, thay đổi toàn diện về lượng và chất các tác phẩm.

Đồng thời, cũng xuất hiện thêm những ngôi sao mới trong lực lượng sáng tạo, điển hình là đội ngũ đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn. Đây là tín hiệu đáng mừng, có thể dần dần bù đắp phần nào sự khủng hoảng trong lực lượng sáng tạo đã trợ thành căn bệnh trầm kha của sân khấu nhiều năm qua.

10 diễn viên xuất sắc nhất

Trao giải cho 10 diễn viên xuất sắc nhất. Ảnh: CTV.

Tại Lễ trao giải, NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cũng đã triển khai kế hoạch năm 2023, gồm nhiều hoạt động: phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi Tài năng Diễn viên tuồng và dân ca kịch, chèo, cải lương, kịch nói, độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc; tổ chức Liên hoan sân khấu về đề tài thiếu nhi, Liên hoan Ảo thuật toàn quốc tại TPHCM; tổ chức Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu (tuồng, dân ca, chèo, cải lương, kịch, rối, xiếc) dự kiến tại các tỉnh Hà Nam, Đà Nẵng, Bạc Liêu; phối hợp Hội Sân khấu TPHCM tổ chức Liên hoan nghệ thuật Sân khấu TPHCM lần I…

Theo Đông A/PNO

 

Bình luận (0)