Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà giáo trong vòng xoáy đổi mới

Tạp Chí Giáo Dục

Ngưi viết bài này bưc chân vào ngh dy hc cách đây ngót 40 năm, thu y đt nưc vn đang còn trong thi k bao cp. Lương tháng giáo viên (GV) mi ra trưng by gi đưc khong 300 đng, cùng vi chế đ tem phiếu go, mui, tht, đưng, du, ci…; v cái mc, mi năm tiêu chun GV đưc 3 mét vi Calico si bông dt thô, ch đ may mt b pijama.


Theo tác gi, nhà giáo phi ra sc đi mi theo hưng xây dng mt hình nh vi phong cách mu mc và hin đi (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Nhà giáo thi bao cp và đi mi

Cuộc sống nhà giáo cùng gia đình những năm sau chiến tranh lúc này hết sức khó khăn, cho nên ngoài giờ lên lớp, nhà nhà, người người đều phải ra sức tăng gia sản xuất cò con đủ kiểu. Người thì nuôi con lợn, con gà, trồng thêm vài luống rau đậu, mấy bụi chuối, hoặc dặm ít dây khoai, cây sắn ở những rẻo đất tận dụng cạnh nhà tập thể. Có thầy tranh thủ ngoài giờ lên lớp, chạy xe đạp thồ kiếm thêm, hoặc vào các ngày nghỉ đi lên tít tận núi xa, chặt những bó tre lồ ô, bó củi vác ra chợ bán. Hầu hết GV bấy giờ có tư tưởng sống an phận, không nhiều người lưu tâm cơ hội vươn lên, cả trong kinh tế lẫn chuyên môn. Cũng có những thầy cô không trụ lại được trước vòng xoáy áo cơm, đành phải rời bỏ bục giảng, chuyển sang nghề khác. Rồi đất nước từng bước qua khỏi thời bao cấp, cuộc sống của đội ngũ GV cũng theo mức sống xã hội được cải thiện khá lên từng ngày, dần bớt đi nỗi bận tâm bởi cái ăn cái mặc.

Hiện nay, nhờ chính sách tiền lương được Nhà nước quan tâm điều chỉnh liên tục, cộng với các chế độ phụ cấp ưu đãi đặc thù, đời sống đội ngũ GV đã được tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn của nhà giáo cũng được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cơ bản, nâng cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, thực tiễn nghề nghiệp cũng có nhiều biến đổi, đội ngũ GV hiện nay lại được đặt trước những thách thức trong vòng xoáy đổi mới của ngành giáo dục. Ai cũng thấy, vẫn còn đó áp lực của cuộc sống, lương bổng nghề giáo có khá dần lên nhưng so với giá cả thị trường thì vẫn còn phải tằn tiện để lo cho bản thân, gia đình, dẫn đến tình trạng nhiều GV tuy còn tâm huyết nghề nghiệp, nhưng đành ngậm ngùi bỏ nghề, tìm đến ngành nghề khác có thu nhập hấp dẫn hơn. Bên cạnh áp lực cuộc sống chưa phải đã hết đó, nghề giáo còn gặp nhiều áp lực nghề nghiệp trong việc đổi mới giáo dục, nhất là đối với nhóm GV lớn tuổi và GV dạy học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn thiếu thốn các phương tiện dạy học, chưa theo kịp những thay đổi, không đáp ứng được với yêu cầu công việc của đổi mới giáo dục. Trong chương trình mới, GV vừa dạy học, soạn giảng, tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và mức độ tiếp nhận của học sinh miền núi. Học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động học tập theo nhóm, cũng là áp lực rất lớn của GV khi dạy chương trình mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Nhiều GV cho rằng, lương thấp chưa hẳn là nguyên nhân chính, mà vì áp lực nghề nghiệp kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất, dẫn đến quyết định bỏ việc.

Tâm thế nhà giáo trong vòng xoáy đi mi

Năm học 2023-2024 là năm học đặc biệt quan trọng, có vai trò bản lề trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo phải xác định cho mình một tâm thế mới. Trước hết, GV cần nhanh chóng thích nghi với sự đổi mới. Ngày nay, học sinh thiên về học online, chủ động tìm tòi kiến thức, khai thác tài nguyên, thu thập tri thức trên mạng internet, truy cập thông tin qua các phương tiện hiện đại. Vì thế, người GV buộc phải thay đổi, thích nghi và còn sẽ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy của sự cập nhật, thay đổi trong thời gian tới. Bên cạnh vấn đề công nghệ thì việc tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đang là thách thức đối với đội ngũ GV. Vấn đề không phải chỉ là ở nội dung, mà quan trọng hơn, là GV cần xác định triết lý, yêu cầu dạy học. Trước đây đơn thuần chỉ yêu cầu về kiến thức, còn bây giờ kiến thức được hòa kết và đặt ngang hàng với kỹ năng và thái độ. Do đó, nhà giáo buộc phải thay đổi cách soạn bài, lên lớp, cách tổ chức lớp học, cách đánh giá với từng đối tượng học sinh khác nhau. Cho nên, tố chất quan trọng của người GV cần có, bên cạnh kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm còn phải là khả năng thích nghi với sự thay đổi và tinh thần học tập suốt đời. GV ngày nay cần thành thạo khả năng sử dụng công nghệ thông tin để có thể tổng hợp, hệ thống và kết nối tri thức mới, cập nhật kiến thức, tiếp cận công nghệ, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, định hướng cho học sinh có thể tự học, trải nghiệm.

Đây đó trong ngành còn rơi rt nhng bt cp

Liên tiếp gần đây đã xảy ra những vụ việc bê bối trong ngành giáo dục, như vụ cô giáo cắt tóc học sinh trên lớp học ở Vĩnh Phúc; thầy hiệu trưởng đánh thầy hiệu phó ở Quảng Bình; mới đây là vụ cô giáo chủ nhiệm ở Hà Nội thiếu kiềm chế cảm xúc, kéo lê học sinh; có thầy giáo ở Hà Nội mắng chửi thô lỗ học sinh… Nhiều trường còn xảy ra hiện tượng biến tướng dạy thêm, học thêm, lạm thu đầu năm học, bị buộc phải trả lại tiền cho phụ huynh. Nguyên nhân của những bê bối này đến từ nhiều phía: học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó có trách nhiệm không nhỏ từ nhà quản lý giáo dục và người dạy, thiếu khoan dung, chưa ứng biến, xử lý tốt tình huống sư phạm, gây nên các vụ việc đáng tiếc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành.

Tiếp theo, nhà giáo sớm phải ra sức đổi mới theo hướng xây dựng một hình ảnh với phong cách mẫu mực và hiện đại. Đó là sự kết hợp phong cách mẫu mực mô phạm của nhà giáo truyền thống với sự năng động của thời đại. Nhà giáo cần nhận biết học sinh nghĩ gì, muốn gì, làm gì, cần gì ở môi trường giáo dục, ở vai trò người thầy. Thay sự nghiêm nghị cách biệt giữa thầy và trò theo quan điểm truyền thống bằng sự thân thiện, dung dị, thực tế, để tự mình dần thích ứng với nền văn hóa học đường, văn hóa sư phạm; cầu tiến trong nhận thức, đánh giá; nhân văn trong tiếp cận, sẻ chia, ứng xử. Về chuyên môn, gắn với thực tiễn, GV ngày nay phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc. Thực tế đang đòi hỏi người thầy hiện đại cần có kiến thức tổng quát bên cạnh những kiến thức chuyên môn vì ngày nay sự kết nối đa lĩnh vực đã trở nên phổ biến. Người thầy vừa cần phải tự học thêm nhiều nội dung chuyên sâu để làm nền tảng vững chắc trong việc định hướng kiến thức cho học sinh, vừa phải mở rộng kiến thức qua nhiều kênh học liệu, thông tin và cả kiến thức thực nghiệm. Tiếp tục chuyển vai trò của GV từ chủ thể truyền thụ kiến thức là chính sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ cho học sinh. GV đã được trao quyền chủ động, sáng tạo toàn diện, trong việc lựa chọn cách thức dạy, kiểm tra, đánh giá, lựa chọn học liệu, nhằm giáo dục theo hướng phát huy năng lực cá nhân của học sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cần chú trọng tăng cường triển khai văn hóa học đường, xây dựng trường học hạnh phúc, phòng chống bạo lực học đường, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Đ Thành Dương

Bình luận (0)