Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cái tâm người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh yêu cu v trách nhim, tc là v vic thc hin đy đ các nghĩa v theo quy đnh, ngưi thy còn cn th hin s tn ty, x thân, thm chí là hy sinh cho công vic, cho hc sinh, cho nhà trưng. Đó có th gi là cái tâm ca ngưi thy.


Theo tác gi, chúng ta cn mi giáo viên là mt nhà giáo đúng nghĩa là đã rt quý ri (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

1. Tôi hay lấy hình ảnh của cô giáo chủ nhiệm cũ của con tôi làm mẫu về tấm gương một người thầy có tâm với chức nghiệp của mình. Đó là một cô giáo khá trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng sự ứng xử, cách thực hiện chức nghiệp, sự tận tụy với công việc… có thể coi là một hình mẫu. Từ buổi họp phụ huynh đầu tiên, cô đã gieo cho các bậc cha mẹ một ấn tượng tích cực: Cô lưu ý về một số biểu hiện của học sinh cần có sự quan tâm nhiều hơn của cha mẹ; tạo sự gắn kết thân tình với phụ huynh bằng nhiều kênh kết nối, chứ không phải chỉ phổ biến các việc trên lớp thì coi như xong; động viên tinh thần sẻ chia của phụ huynh với một trường hợp đặc biệt khó khăn của lớp (học sinh mồ côi cha mẹ, ở với ông nội đã lớn tuổi)… Trong quá trình dạy học, cô có nhiều cách hỗ trợ, động viên học sinh của mình tích cực hơn, chăm ngoan hơn và đặc biệt quan tâm đến các trường hợp khó khăn. Mỗi đợt đánh giá, xếp hạng, cô đều có quà cho những học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có nhiều cố gắng, bằng những món quà có ý nghĩa khích lệ, nhất là sách; học sinh nào có điều kiện học tập chưa tốt, cô đề xuất với nhà trường để được nhận học bổng hoặc hỗ trợ của các mạnh thường quân; những học sinh cần quan tâm thêm thì cô trao đổi cặn kẽ với phụ huynh… Bắt đầu vào hè, cô đi vận động sách giáo khoa, đồng phục cũ để tặng học sinh. Nhớ hồi dịch, với điều kiện đi lại hạn chế, đời sống có nhiều khó khăn, cô càng tích cực đi vận động, nhất là dành cho các em chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Khi con tôi bị nhiễm bệnh phải đi bệnh viện, cô thường xuyên trò chuyện, động viên và sau đó nhiệt tình giúp cháu có thể học tập trực tuyến một cách tốt nhất khi còn đang phải cách ly.

2. Những việc làm của cô giáo cũ của con tôi hẳn đã vượt xa chức trách, nhiệm vụ thông thường của một giáo viên. Bởi không ai quy định, không ai đòi hỏi cô phải làm như vậy và cô làm cũng không phải để “đạt chuẩn” về danh hiệu thi đua, để được tuyên dương là giáo viên dạy giỏi… Hẳn cô làm vì lòng yêu nghề, vì tình thương với các học sinh của mình và cũng vì sự thiêng liêng, cao quý của nghề dạy học mà cô đề cao.

Khi một người đi dạy làm tròn vai theo quy định thì người đó xứng đáng được gọi là giáo viên; khi người đó làm tốt các vai đó một cách chủ động, tích cực thì xứng đáng được gọi là người thầy. Và, những điều “làm vượt” đó có thể được khái quát thành “cái tâm” của người thầy, gắn liền với đạo đức người thầy, bên cạnh chức phận theo quy định. Cái tâm đó có thể coi là “yếu tố bên trong” của người thầy, không chỉ có thể giúp khẳng định sự tận tâm của một nhà giáo mà còn làm toát thêm sự cao quý của người thầy, của nghề dạy học, đó là không chỉ truyền dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, vun bồi đạo đức cho người học mà còn giúp đỡ người học luôn có được các điều kiện thuận lợi nhất trong con đường tiếp cận tri thức, hoàn thiện nhân cách và có được những tấm gương đạo đức để noi theo. Bởi vậy, hẳn nhiều người trong chúng ta từng rất kính trọng, biết ơn những người thầy tuy không trực tiếp dạy cho chúng ta nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu hoặc đã giúp đỡ chúng ta bằng tấm lòng của một nhà giáo với một đứa học sinh. Có khi, năng lực của một nhà giáo được thể hiện bằng bao nhiêu bằng khen, giấy khen, bằng bao nhiêu giấy chứng nhận, bằng bao nhiêu giải thưởng, nhưng cái tâm của một nhà giáo có thể không được thể hiện cụ thể bằng các hiện vật mà được ghi nhận của nhiều người bằng sự kính trọng, quý mến, sự âm thầm noi theo của nhiều người và nhất là đã góp phần đắp bồi sự cao quý của nghề dạy học.

3. Có lẽ phần lớn người khi đã chọn nghề dạy học thì đều xác định sẽ nỗ lực thể hiện cái tâm của mình với nghề, với học sinh, với trường lớp. Tuy nhiên, số người thực sự có tâm không phải là tất cả giáo viên, không phải là tất cả những người đang đứng lớp. Có thể một số người không có điều kiện thể hiện thường xuyên cái tâm của mình do nhiều lý do khác nhau nhưng hẳn cũng có những người bị ràng buộc nhiều yếu tố để dẫu có muốn cũng khó thể hiện nếu chưa nỗ lực đúng mức.

Vì sao có điều đó? Có lẽ phần nhiều do những nguyên nhân khách quan. Chẳng hạn, áp lực công việc quá nhiều, bởi bên cạnh các việc mang tính chuyên môn thuần túy, giáo viên còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác không liên quan trực tiếp đến việc dạy học của mình, như làm sổ sách, xây dựng các sáng kiến, thường xuyên dự tập huấn, bồi dưỡng… Đó là chưa kể đến áp lực thành tích, như phải đạt các “tỷ lệ đẹp” về kết quả giảng dạy, các danh hiệu, giải thưởng… Ngoài ra còn nhiều việc “không tên” khác. Giáo viên chủ nhiệm thì càng có nhiều thứ để làm, để lo hơn. Hay các định hướng về sách giáo khoa, về chương trình giảng dạy, về các hoạt động phong trào… thường xuyên có sự thay đổi và đôi lúc thiếu sự nhất quán, dẫn đến sự chia sẻ về thời gian, tâm trí cho những điều này không ít, thật khó đòi hỏi các giáo viên phải thể hiện nhiều hơn những điều phải làm mang tính trách nhiệm trong trường, trên lớp. Trong khi đó, lương bổng, thù lao, chế độ trách nhiệm và đãi ngộ nói chung thì chưa tương xứng và phần nào đó có thể coi là còn thấp so với vị trí nghề nghiệp trong xã hội cũng như lao động thực sự của các giáo viên. Do vậy, đòi hỏi mỗi nhà giáo đều có tâm thì thật khó và có thể coi là một yêu cầu cao. Bởi việc làm tròn vai hoặc tốt nhất các vai của mình đã khó, nói chi đến việc choàng sang các vai khác.

Có lẽ chúng ta không đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải là nhà giáo mẫu mực, là những người thầy có tâm (nhưng đương nhiên không thể là người thầy thiếu cái tâm hoặc vô tâm). Chúng ta cần mỗi giáo viên là một nhà giáo đúng nghĩa là đã rất quý rồi! Còn để có thêm nhiều người thầy có tâm, rất cần những quy định, chế độ phù hợp về hoạt động nghề nghiệp, về tính kỷ luật, về đãi ngộ… Chẳng hạn, yêu cầu “sống được bằng lương” như đã nêu nhiều năm qua phải được thực hiện đầy đủ và không ngừng được cải thiện. Hay tính kỷ luật ở đây chính là tạo ra môi trường học đường thực sự nghiêm túc, tránh những hiện tượng tiêu cực về “mua bán”, các hình thức “chạy”, bạo lực các dạng…, và phải thực sự tạo điều kiện cho các chủ thể có thể phát huy năng lực của mình… Và đương nhiên, các vấn đề về triết lý giáo dục cũng phải được khẳng định một cách phù hợp chứ không thể nay cải tiến mai đổi mới…

Nguyn Minh Hi

 

Bình luận (0)