Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tự làm khổ mình… vì học

Tạp Chí Giáo Dục

Hin ti là thi gian cao đim ca hc sinh lp 9 chun b thi tuyn sinh vào lp 10 THPT công lp; hc sinh lp 12 chun b thi đánh giá năng lc, thi tt nghip THPT đ xét tuyn vào đi hc. Nhiu hc sinh đã b áp lc hc tp t ba m, thy cô. Tuy nhiên cũng không ít hc sinh t gây áp lc hc tp cho chính mình.


Theo tác gi, hc sinh cn nhn biết kh năng ca mình và t tin trong vic hc, thi c, đng t làm kh mình vì hc tp (nh minh ha). Ảnh: T.L

Tôi có hai đứa cháu cách nhau 5 tuổi. Ngay từ khi đứa đầu đi học, vợ chồng em tôi đã thống nhất không gây áp lực học tập cho con. Cả hai đứa cháu tôi đều không học chữ trước khi vào lớp 1. Đến tuổi đi học, em tôi cũng không cho con học trường chuyên, lớp chọn hay lớp tăng cường tiếng Anh mà lại chọn trường theo tiêu chí gần nhà, học một buổi và đương nhiên không cho con học thêm.

Cháu lớn sức học khá suốt những năm học tiểu học và THCS. Trong khi đó, các năm học THPT, cháu có vẻ mệt mỏi hơn vì nhà trường bắt buộc học 2 buổi; tuy nhiên, do không học thêm nên so với bạn bè, cháu thoải mái hơn nhiều. Tốt nghiệp THPT, cháu trúng tuyển đại học đúng nguyện vọng 1 theo ý của mình. Vợ chồng em tôi rất vui mừng và cũng thấy rằng việc không gây áp lực học tập cho con là điều hoàn toàn đúng đắn. Em tôi mong đứa con thứ hai cứ thoải mái học và cũng vào đại học như thế. Thế nhưng, đến năm lớp 9, cháu thứ hai xin đi học thêm môn toán. Vợ chồng em tôi rất bất ngờ vì thấy cháu học tốt hơn anh nhưng sao lại xin học thêm môn toán. Khi em tôi hỏi, thì cháu nói muốn vào lớp 10 ở một trường có tiếng của thành phố. Vợ chồng em tôi trao đổi với cháu, chỉ cho cháu thấy vào lớp 10 trường đó rất khó và những áp lực khi vào học ở trường ấy nếu trúng tuyển. Tuy nhiên, cháu vẫn nhất định muốn nguyện vọng 1 là vào ngôi trường ấy, hãy cho cháu học thêm. Chẳng lẽ ngăn cản mong muốn học tập chính đáng của con. Vậy là em tôi cho cháu học thêm môn toán lớp 9. Kết quả là cháu vào được ngôi trường mình muốn. Thế nhưng, sau 2 tháng học lớp 10, cháu về xin học thêm các môn toán, lý, hóa. Em tôi ngạc nhiên vì thấy điểm của cháu cũng ở mức khá sao lại xin học thêm. Cháu nói vào lớp này toàn học sinh giỏi, vì thế bài kiểm tra giáo viên luôn cho khó. Vậy mà các bạn trong lớp toàn 9-10 điểm. Em tôi bảo con cứ học đúng sức của con, không cần phải đạt điểm cao như các bạn. Sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kì I, về nhà cháu khóc nói “cảm thấy nhục nhã” vì điểm thấp nhất lớp mặc dù đã cố gắng hết sức. Em tôi đề nghị cháu chuyển về trường anh cháu học trước đây cho gần nhà thì cháu không đồng ý. Vậy là vợ chồng em tôi phải cho cháu đi học thêm. Cháu học cả ngày ở trường, giờ học thêm 3 môn vào buổi tối. Suốt ngày trong tuần cháu phải học, học và học. Ngày nào tan lớp học thêm về đến nhà cũng 9 giờ 30 tối, ăn cơm xong, cháu lại học đến 12 giờ đêm. Cái cảnh em tôi ghét nhất từ trước đến giờ là học sinh ngồi sau lưng ba mẹ ăn để đến lớp học thêm thì giờ đã là hình ảnh của con mỗi ngày. Em tôi phải nghỉ làm thêm buổi tối chỉ để đưa đón con đi học. Suốt 3 năm học THPT, việc học của cháu là sự áp lực không chỉ của cháu mà của cả vợ chồng em tôi.

Đầu năm học lớp 12, cháu nêu lo lắng vì trường cháu học có tiếng tăm và lớp cháu là lớp học giỏi nhất nhì của trường nên bài kiểm tra thầy cô luôn cho khó. Cháu lo sợ điểm không cao, khi xét học bạ vào đại học sẽ bất lợi. Trong buổi họp phụ huynh lớp, em tôi đã nêu vấn đề này, người phản hồi lại ý kiến của em tôi không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp mà lại là một phụ huynh. Phụ huynh ấy cho rằng đề phải cho khó để học sinh nào xứng đáng mới đạt giỏi. Cháu lại xin học thêm môn tiếng Anh và đành phải học vào ngày chủ nhật vì các buổi tối trong tuần đã kín giờ học. Kết quả năm lớp 12, cả lớp cháu không học sinh nào trúng tuyển đại học bằng xét học bạ vì học sinh giỏi của lớp cháu chỉ đạt điểm hơn 8, trong khi đa số các trường xét học bạ toàn hơn 9. Thế nhưng, xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp phổ thông hay điểm thi năng lực thì cả lớp cháu đều vào đại học. Cháu tôi trúng tuyển nguyện vọng 1 vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp phổ thông. Điều mà cả gia đình tôi thường lấy ra trêu chọc cháu là cháu vào đúng ngành, đúng trường đại học của anh cháu đã học. Tôi trêu cháu: “Học tà tà như anh con và học điên cuồng như con, kết quả cũng như nhau. Có hối tiếc không?”. Cháu cười cười, không trả lời.

Tôi chia sẻ câu chuyện trên để góp phần giúp học sinh nhận biết khả năng của mình và tự tin trong việc học tập, thi cử, đừng tự làm khổ mình vì học tập.

Lê Phương Trí

 

Bình luận (0)