Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Nắm bắt cơ hội kết thúc sớm đà suy giảm của kinh tế

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND TP.HCM va ch trì phiên hp kinh tế – xã hi tháng 2 và trin khai nhim v, gii pháp tháng 3.


Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biu ch đo cuc hp

Tại đây, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP – thông tin, kinh tế tháng 2 của TP đã có những tín hiệu tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với tháng 1 và cùng kỳ năm 2022. Qua nắm tình hình cho thấy, doanh nghiệp tin tưởng sản xuất sẽ gia tăng trong những tháng tới, đặc biệt là ngành gỗ, dệt may, da giày đã ổn định hơn.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng – Cục trưởng Cục Thống kê TP – tỏ ra lo ngại ngành thương mại dịch vụ dù có tăng trưởng nhưng rất chậm vì tốc độ phục hồi của ngành du lịch chưa đạt như kỳ vọng. Sản xuất công nghiệp của TP giảm. Bất động sản tiếp tục giảm sâu 13%. Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm số doanh nghiệp ngưng hoạt động bằng 3 lần so với doanh nghiệp quay lại thị trường; trong khi đó, năm 2022, số doanh nghiệp tham gia thị trường thường cao gấp đôi số doanh nghiệp ngưng hoạt động. Quy mô về vốn đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh trong nước có xu hướng giảm dần…

Theo khảo sát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đối với hơn 100 doanh nghiệp tính đến tháng 2-2023, có đến 83% doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi thị trường bị thu hẹp, hàng tồn kho nhiều, giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Ông Trần Du Lịch – chuyên gia kinh tế – cho rằng, trong điều kiện lạm phát dưới 4% và lãi suất cao như hiện nay sẽ làm thui chột nỗ lực đầu tư phát triển của TP.

“Theo chương trình phục hồi kinh tế, năm 2022 là năm phục hồi, năm 2023 đến 2025 có ý nghĩa tăng tốc phát triển. Tuy nhiên, nếu năm nay TP không giữ được mức tăng trưởng 8-8,5% thì khó khăn đè nặng lên năm sau. Từ đó, kế hoạch phục hồi kinh tế của TP sẽ bất lợi hơn”, ông Lịch nói.

Theo đó, ông Lịch góp ý TP cần tìm dư địa để nỗ lực phát triển, làm sao để kết quả của 6 tháng cuối năm bù đắp thất thoát cho giai đoạn hiện nay. Đưa ra các giải pháp đánh giá, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có đóng góp nhiều nhất cho TP.

Ghi nhận các ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, các kết quả đạt được nói chung khá tốt theo dự báo tình hình, chỉ tiêu đề ra. Một số kết quả nổi bật của tháng 2 có thể kể đến như, TP đã nỗ lực gặp gỡ, lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp; kết nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Qua đó, TP nhìn thấy vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải nhằm tập trung giải quyết trong tháng 3 và thời gian tới để không chỉ mang lại niềm tin mà còn tháo gỡ, thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Về đầu tư công, ngay từ đầu năm, TP đã có chuyển biến tích cực. TP phân bổ số vốn đầu tư công sớm hơn. Số tiền còn lại, HĐND TP sẽ họp vào cuối tháng 3 để phân bổ.

Về hạn chế, ông Mãi nêu rõ, trong tháng 2 nổi lên một số vấn đề như sản xuất công nghiệp giảm 2,5% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 3 lần so với năm ngoái cho thấy sự khó khăn, đòi hỏi cần tập trung và có giải pháp cụ thể để hỗ trợ giải quyết.

Theo ông Mãi, đà suy giảm kinh tế của quý IV/2022 vẫn ảnh hưởng đến quý I/2023, thậm chí đến hết quý II/2023. Tuy nhiên, đã có một số tín hiệu tích cực từ kinh tế thế giới, nổi bật với diễn biến thị trường Trung Quốc, chính sách lãi suất của Mỹ cộng với sự tập trung tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, của TP, TP.HCM sẽ  nắm bắt cơ hội để kết thúc sớm đà suy giảm của kinh tế và tăng tốc nhanh hơn.

Nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới, ông Mãi đề nghị các sở, ngành tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; Tổ tháo gỡ thị trường bất động sản tập trung cao độ để giải quyết các khó khăn đối với nhóm ngành này; có giải pháp cụ thể để tập trung rà soát, phát triển 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ quan trọng của TP…

Ngc Trinh

Bình luận (0)