Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giai đoạn tiền lớp 1: Có nên cho trẻ học chữ trước?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu tr mm non chun b vào lp 1 (giai đon tin lp 1) đã đưc ba m cho đi hc ch trưc. Thm chí, nhiu tr giai đon tin lp 1 đã đc thông, viết tho. Tuy nhiên, theo nhiu giáo viên, đó không phi là yếu t quyết đnh đ tr t tin khi vào lp 1.


Giai đon tin lp 1, tr cn đưc ph huynh chú trng trang b v mt k năng

Chưa đi hc đã đc thông, viết tho

Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Văn Tần, Q.6) cho biết, năm nào cũng vậy, khi nhận học sinh lớp 1 đầu cấp, số học sinh biết đọc, biết viết trước ở mỗi lớp luôn dao động trên dưới 10 em. Cũng có năm số học sinh biết đọc, biết viết nhiều hơn. Không chỉ nhận diện được mặt chữ, con số, ghép được vần, nhiều em thậm chí còn đọc thông, viết thạo, viết được câu hoàn chỉnh. “Tâm lý sợ con thua các bạn, sợ giáo viên không quan tâm theo sát con… là tâm lý chung của nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. Từ tâm lý này, nhiều phụ huynh cho con đi học thêm các lớp tiền tiểu học với hy vọng trang bị cho con đủ kiến thức, kỹ năng để bước vào môi trường học tập mới. Đặc biệt là khi Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 triển khai, một bộ phận phụ huynh do nghe các thông tin chưa chính thống nên cho rằng chương trình khó, áp lực, từ đó cho con đi học chữ trước khi vào lớp 1”, cô Hằng cho hay.

Năm học 2022-2023, theo thống kê, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (Q.4) có 63/133 học sinh lớp 1 chưa được làm quen với lớp lá trước khi vào lớp 1. Thầy Phan Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, tỷ lệ này khá cao khiến nhà trường, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi hỗ trợ học sinh kỹ năng làm quen với lớp 1. Nhiều em dù đã biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 song không có kỹ năng cơ bản như ngồi học, ý thức tự vệ sinh… “Chương trình GDPT 2018 tăng cường cho học sinh nhiều trải nghiệm giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực. Song, để học sinh tiếp cận chương trình một cách tốt nhất thì các em cần thiết được rèn các kỹ năng ở lớp lá. Khi bước vào lớp 1, các em phải được trang bị kỹ năng cơ bản như nền nếp học tập, biết lúc nào học, lúc nào chơi, biết thu dọn và giữ gìn đồ dùng học tập; cầm được phấn, bút chì, thước; nói tròn câu, trả lời câu trọn ý. Chỉ cần được trang bị những kỹ năng cơ bản này đã giúp học sinh tự tin, sớm thích nghi với môi trường học tập mới ở bậc tiểu học”, thầy Tuấn nhìn nhận.

Không có s khác bit gia tr hc ch trưc và tr chưa hc khi vào lp 1

Cô Lê Thị Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1) đánh giá, không có quá nhiều sự khác biệt giữa học sinh lớp 1 đã được học chữ trước và học sinh chưa làm quen với chữ trước khi vào lớp 1. Bởi trên thực tế, đến cuối học kỳ I năm lớp 1, học sinh đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của chương trình đặt ra, đã nhận diện được con số, bảng chữ cái, có thể ghép âm vần, đọc được câu dài với tốc độ đọc khác nhau – tùy từng em.

Cô Hương nhấn mạnh, Chương trình GDPT 2018 hướng đến dạy học cá thể, dạy theo năng lực học sinh. Năng lực của học sinh tới đâu giáo viên sẽ tiếp cận đến đó, không dạy theo kiểu cào bằng, không đánh giá hay so sánh học sinh này với học sinh kia mà có hướng dẫn dắt để phát triển từng em, giúp các em có sự hứng thú trong học tập qua nhiều hoạt động phù hợp với năng lực. “Những em biết chữ trước và những em chưa biết chữ trước thì khi bước vào chương trình học, tùy theo năng lực các em đến đâu giáo viên sẽ có hướng tiếp cận, giảng dạy phù hợp. Vì vậy, phụ huynh đừng sợ con mình thua thiệt, không theo kịp bạn bè khi con chưa biết chữ trước”, cô Hương nói.


Chương trình giáo dc ph thông 2018 dy hc theo hưng cá th, do vy ph huynh không nên lo lng con mình s thit thòi khi chưa biết ch trưc khi vào lp 1

Đặc biệt, cô Hương lưu ý, điều quan trọng nhất phụ huynh cần thiết phải chú trọng trang bị cho con trước khi vào lớp 1 đó là hình thành năng lực tự giác, tự phục vụ; trang bị cho con tâm thế sẵn sàng bước vào môi trường học tập mới với sự háo hức, tự tin thay cho cảm giác rụt rè, sợ hãi. Muốn vậy, phụ huynh phải luôn đồng hành cùng con, không so sánh con với bạn bè, phối hợp với giáo viên, hỗ trợ khi giáo viên thực hiện các phương pháp giáo dục mới để đạt hiệu quả giáo dục.

Nhiều năm phụ trách công tác chủ nhiệm lớp 1, cô Ngô Nguyễn Thùy Anh (giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú) nhìn nhận, điều cần thiết khi trẻ vào lớp 1 là cần được trang bị kỹ năng tự giác, tự phục vụ, niềm yêu thích đến trường. Nếu phụ huynh chỉ quan tâm trang bị cho con về mặt chữ mà quên đi kỹ năng thì trẻ vẫn bỡ ngỡ khi vào lớp 1. “Điều quan trọng nhất để giúp con bước vào lớp 1 với tâm thế tự tin, phụ huynh cần phải hỗ trợ con nhận diện được con chữ, hình thành nên kỹ năng ngôn ngữ. Không chỉ là kỹ năng đọc, viết mà còn là kỹ năng nói, giao tiếp. Hàng ngày, ba mẹ có thể hỗ trợ con tiếp cận ngôn ngữ, chữ cái theo năng lực của con. Khi giao tiếp, vui chơi với con hàng ngày, ba mẹ cần quan tâm uốn nắn để con nói tròn câu, rõ chữ – điều này sẽ hỗ trợ con rất lớn khi vào lớp 1 học theo Chương trình GDPT 2018, qua đó giúp con không gặp khó khăn khi làm quen với môi trường học tập mới”, cô Thùy Anh nhấn mạnh.

Cũng theo cô Thùy Anh, việc hỗ trợ con làm quen, học chữ trước ở các lớp dạy kèm, phụ huynh phải hết sức cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ. Nếu học không đúng chỗ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. “Địa chỉ dạy kèm không chỉ dạy chữ, giúp trẻ làm quen với mặt chữ trước mà còn dạy cả kỹ năng cho trẻ như kỹ năng nói tròn câu, kỹ năng giao tiếp với các bạn… để trẻ tự tin hơn khi chuyển cấp”, cô Thùy Anh nói.

Bài, ảnh: Quang Long

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)