Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

“Đánh thức” vẻ đẹp làng chài

Tạp Chí Giáo Dục

Mnh dn đu tư mô hình du lch cng đng trên chính nhng ao h nuôi cá trên vùng đm phá thuc xã Qung Li (huyn Qung Đin, tnh Tha Thiên – Huế), cô gái x Thanh – Lưng Th Hin v làm dâu làng chài Ngư M Thnh đã tr thành mt trong nhng ngưi dân đu tiên góp phn “đánh thc” v đp ca làng chài này…


Cô dâu Ngư M Thnh – Lưng Th Hin (bìa trái) m tour du lch đưa du khách đến vùng đm phá Tam Giang

Bén duyên nơi vùng đm phá

Cái tên Lường Thị Hiền bây giờ không còn xa lạ với người dân và du khách từng một lần về Ngư Mỹ Thạnh. Nhiều người nhắc nhớ đến chị như người “khai mở” ra hướng du lịch cộng đồng để bà con, nhất là chị em phụ nữ trên vùng đầm phá Quảng Lợi có việc làm, kiếm thêm phần nào thu nhập cho kế sinh nhai. Lường Thị Hiền quê ở tận Thanh Hóa, một vùng thuần nông nghiệp. Năm 2013, tốt nghiệp ngành quản trị du lịch (Trường CĐ Nghề Đức Trí – TP.Đà Nẵng), Hiền bén duyên với chàng trai làng chài Ngư Mỹ Thạnh. Chọn quê để về thay vì bám trụ lại với thành phố, những ngày đầu Hiền làm việc cho một công ty du lịch ở thành phố Huế, ngày hai lượt đi về ngót 40km, nắng cũng như mưa. “Phá Tam Giang có diện tích hơn 3.500ha, trong đó có 50ha rừng ngập mặn, phần lớn đều tập trung ở vùng đầm phá thuộc xã Quảng Lợi. Thời điểm đó, du lịch cộng đồng trên vùng đầm phá Tam Giang chưa phát triển, chỉ vài công ty đưa khách về trải nghiệm. Đi làm xa vất vả, thấy tiềm năng ở quê mình có thể phát triển được du lịch, năm 2017, tôi thuyết phục gia đình xây dựng mô hình trên chính các ao hồ nuôi thủy hải sản của gia đình. Nói thì dễ nhưng để nhận được sự đồng thuận cũng mất một thời gian, vì ngày đó ở miền quê này chưa ai làm như thế”, Hiền kể.

Từ một người quen với ruộng đồng, Hiền bắt tay vào làm nghề chài lưới cùng gia đình nhà chồng. Hiền nói, ban đầu vô vàn bỡ ngỡ, cả việc ngồi trên thuyền đi buông lưới cũng thấy chòng chành chóng mặt, nhưng đã dấn thân thì phải hiểu nghề mới có thể giới thiệu cặn kẽ và đúng cho du khách nghe. Một thời gian ngắn sau, Hiền thành thạo các thao tác của nghề ngư nghiệp, trở thành hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn du khách khám phá vẻ đẹp đầm phá ở Quảng Lợi. Mô hình du lịch cộng đồng ở làng chài này cũng bắt đầu manh nha từ đó và tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Nhiều bà con ngư dân cũng bắt đầu phát triển mô hình, đưa du lịch cộng đồng dần đi vào nề nếp và chuyên nghiệp hơn. Người dân bao đời quen với sóng nước chỉ để thả lừ, buông lưới bắt cá, khoanh ao hồ để nuôi trồng thủy sản từ đó có thêm nghề mới: làm hướng dẫn viên, chèo thuyền đưa du khách tham quan trải nghiệm các công đoạn bắt cá, giới thiệu về làng quê mình, nấu ăn theo nhu cầu… Mỗi tour, ngoài chi phí thu được để góp phần trang trải cuộc sống, người dân Ngư Mỹ Thạnh thấy vui và tự hào khi giới thiệu cho du khách thập phương biết về quê hương mình.

Mong đi thay đi sng ngưi dân

Du lịch cộng đồng ở Ngư Mỹ Thạnh dần tạo được điểm nhấn thu hút du khách. Được sự quan tâm của chính quyền, và ngành du lịch, Hiền cùng người dân ở làng chài này mạnh dạn mở rộng các mô hình kinh doanh. Nhiều chị em phụ nữ ở Ngư Mỹ Thạnh thay vì quanh năm bám đầm buông lừ, thả lưới rồi mang cá tôm lên chợ, họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch với những câu chuyện nghề, chuyện làng đầy cởi mở với khách thập phương.

Năm 2020, Hiền thành lập dự án “Tổ sinh thái du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh”, tham gia cuộc thi khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức. Theo đó, mô hình tổ du lịch cộng đồng này bao gồm làng chài Ngư Mỹ Thạnh, mây tre đan Thủy Lập, làng rau Mỹ Thạnh… “Xây dựng mô hình như thế là nhằm quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên và tạo thêm điều kiện cho các làng nghề giữ gìn truyền thống văn hóa. Đồng thời giúp người dân nâng cao thu nhập”, Hiền chia sẻ. Dự án đã được đánh giá cao, đạt giải ba cuộc thi. Sau đó, một công ty du lịch ở thành phố Huế đã đầu tư một địa điểm Epark Tam Giang để kết nối với tổ và giới thiệu du khách đến tham quan.

Hiền kể, năm 2022, dự án được mở rộng, một HTX được thành lập. Hiền đóng vai trò Phó Giám đốc HTX Dịch vụ du lịch xã Quảng Lợi, hiện có hơn 50 thành viên tham gia, trong đó phần lớn là chị em phụ nữ. Có chuyên môn nên Hiền được phân công đảm nhiệm vai trò chính trong việc tổ chức tour tuyến và làm hướng dẫn viên du lịch. Sau “cơn bão” Covid-19, du lịch hồi phục, Ngư Mỹ Thạnh đón du khách nhiều hơn, Hiền trở nên bận rộn hơn. “Mong muốn của tôi khi xây dựng dự án là làm sao để giúp được bà con nghèo, nhất là chị em phụ nữ ở Ngư Mỹ Thạnh có thêm việc làm, được tiếp cận cách làm kinh tế mới mẻ hơn thay vì quanh năm chỉ biết đánh bắt và mang cá ra chợ. Bây giờ, chính chị em sẽ kể câu chuyện làng mình cho du khách muôn phương. Bằng cách ấy, làng chài Ngư Mỹ Thạnh sẽ lưu lại trong mọi người những hình ảnh đẹp”, Hiền bộc bạch.

Trong câu chuyện về người, về đất, Hiền bảo: “Ngư Mỹ Thạnh bây giờ là quê hương thứ hai của tôi. Không còn bỡ ngỡ như ngày đầu làm dâu nữa. Ở đây có tình yêu. Chính sự chất phác của bà con và vẻ đẹp thiên nhiên đầm phá để lại trong tôi những ấn tượng thân thương và gần gũi. Chính tình yêu đó đã giúp tôi vững vàng hơn, vượt qua những khó khăn để cùng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Thành quả bước đầu không thể phủ nhận nhưng nhìn xa hơn, người dân cần sự hỗ trợ về các mặt để du lịch phát triển ổn định, thay vì mỗi năm chỉ làm được vài tháng, thời gian còn lại và gần như là nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào nghề thả lừ, đánh cá…”.

Phan L

Bình luận (0)