Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học là để… tạo ra sản phẩm!

Tạp Chí Giáo Dục

Câu hi “Hc đ làm gì?” theo cách hiu ca chương trình ph thông mi, mt khía cnh nào đó, là đ to ra sn phm sau quá trình hc tp. Điu này rt đúng vi thc tế ging dy ca hu hết các b môn theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 nhng lp đang thc hin cun chiếu hin nay.


Sn phm v bo v môi trưng sng ca hc sinh lp 10 Trưng THPT Tây Thnh trong b môn giáo dc đa phương

Chính vì vậy, ngay trong nhận xét của học sinh về chương trình mới ở bậc THPT (lớp 10), khi được hỏi về điểm thích thú nhất của chương trình mới, nhiều học sinh cho rằng: Đó là việc học gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Dưới đây là những chấm phá của 2 bộ môn rất mới tiêu biểu cho việc học tạo ra sản phẩm, mà giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Sn phm t chuyên đ ng văn

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh chọn lựa theo khối lớp có định hướng nghề nghiệp thiên về khoa học xã hội và nhân văn phải học thêm các chuyên đề ngữ văn của môn văn. Với tổng số 35 tiết trong năm học, chuyên đề ngữ văn 10 (năm đầu tiên thực hiện theo hình thức cuốn chiếu lớp 10, 11, 12) gồm có 3 nội dung: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian (10 tiết); sân khấu hóa tác phẩm văn học (15 tiết); đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (10 tiết). Do lần đầu tiên áp dụng cho học sinh lớp 10 nên gặp không ít khó khăn. Trước hết, nhìn tổng thể thì chương trình khá nặng so với học sinh, quá sức với năng lực nhiều em. Một giáo viên dạy ngữ văn 10 nêu nhận xét: “Chuyên đề quá sức với học sinh, tương xứng với năng lực nghiên cứu của sinh viên ngành khoa học xã hội của các trường ĐH”. Cùng với năng lực có giới hạn về trình độ tư duy của học sinh lớp 10, hầu hết các em chưa có kỹ năng về nghiên cứu từ bậc THCS. Từ lớp 9 lên, các em rất bỡ ngỡ, vì chưa quen, chưa hề biết tự nghiên cứu. Các bài soạn dù chi tiết song vẫn còn không ít hàn lâm theo cách nghiên cứu bấy lâu nay. Chẳng hạn nguồn tài liệu, chủ yếu là kỹ năng thực hiện trên sách in. Trong khi đó, hầu hết học sinh đều lấy thông tin từ trên mạng. Không thể đòi hỏi các em phải lặn lội kiếm tìm tư liệu ở các nhà sách như trước đây được. Nên sự nghiên cứu khó có phát hiện mới, sâu được. Ngoài ra, quỹ thời gian của học sinh lớp 10 có giới hạn. Các em còn phải học nhiều môn khác, mà môn học nào cũng yêu cầu cao theo chương trình mới hiện hành.

Mong muốn của các tác giả chương trình, sách giáo khoa chuyên đề là “Soạn theo phương châm thiết thực, gắn tri thức, kỹ năng với thực hành; kết hợp củng cố, hệ thống hóa kiến thức cơ bản với các hoạt động vận dụng, nhằm tạo ra các sản phẩm cụ thể” (Lời nói đầu, bộ Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam). Chính vì thế, cách biên soạn sách giáo khoa (cả sách giáo viên) rất rõ ràng, cặn kẽ. Tìm hiểu cách soạn của 3 bộ sách (gồm Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo) chúng tôi thấy mỗi bộ đều có ưu điểm riêng. Đặc biệt, bộ sách Chân trời sáng tạo biên soạn rất công phu, với nhiều bước từ tìm hiểu lý thuyết đến vận dụng, thực hành. Ví dụ, ở chuyên đề “Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết” có 3 phần, trong mỗi phần có 3 mục nội dung. Vì thế, nếu học sinh chịu khó học tập, chịu đầu tư công sức sẽ đạt được kết quả như mong muốn của các tác giả. Và thực tế khi giảng dạy chuyên đề, chúng tôi thấy nhiều em học khá tốt, sản phẩm có chiều sâu. Trong đó chuyên đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” được hầu hết học sinh yêu thích. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh các nhóm phân công lựa chọn tác phẩm và biên soạn kịch bản, lựa chọn vai diễn, chọn trang phục, phụ trách ánh sáng, âm thanh… Nhiều tiết mục thể hiện cảm xúc sâu đậm của học sinh. Như từ bài thơ “Emily, con” của Tố Hữu, học sinh đã chuyển thể thành một màn diễn rất xúc động. Chuyên đề giới thiệu một tác phẩm cũng có nhiều sản phẩm bài viết có cảm nhận sâu sắc, mới mẻ.  

“Thông đip xanh” t sn phm kim tra môn giáo dc đa phương

Môn giáo dục địa phương theo chương trình phổ thông mới của học sinh lớp 10 tại TP.HCM vừa hoàn tất năm học đầu tiên ở bậc THPT. Thêm một lần nữa, học sinh thích thú vì được trải nghiệm với bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ bằng nhiều hình thức thú vị và giàu tính giáo dục. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn, yêu cầu của nhà trường và xu thế lựa chọn hình thức kiểm tra của giáo viên dạy, đề kiểm tra cuối học kỳ II vừa qua của môn giáo dục địa phương lớp 10 hướng đến việc chú trọng tính thực tiễn, việc giáo dục lý thuyết gắn liền với hành động của học sinh. Vì thế mà đã có nhiều sản phẩm thiết thực của học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường, với mong muốn đem đến “thông điệp xanh” trong việc bảo vệ môi trường sống.

Với đề kiểm tra cuối học kỳ II là: “Qua kiến thức đã học ở chủ đề 7 (Ô nhiễm môi trường ở TP.HCM), anh/chị hãy thực hiện yêu cầu sau đây: Thực hiện một sản phẩm nhằm tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống tại địa phương anh/chị đang sinh sống. Sản phẩm có thể là clip, tranh vẽ, truyện, thơ, thiết kế tờ rơi, pa-nô, áp phích… về đề tài ô nhiễm môi trường”. Giáo viên đã thu về kết quả rất bất ngờ từ bài làm của học sinh: Đầy nhiệt huyết, ý thức trách nhiệm cao, và những mong mỏi chân thật của các em trong việc bảo vệ môi trường sống. Các hình vẽ của học sinh thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng, ý thức sâu sắc hai mảng đối lập giữa gam màu ảm đạm, u tối của ô nhiễm (rác thải, nước thải, chặt phá rừng, khói bụi…) và gam màu xanh tươi của cây cối, sự sống, của hành tinh xanh. Có em cảm tác thành một bài thơ dài với nhan đề “Môi trường của chúng ta”, trong đó có đoạn kết: “Chúng ta cần nhớ/ Môi trường của ta/ Do ta tạo ra/ Nên ta cần phải/ Bảo vệ nó sao/ Cho cuộc sống sau/ Muôn màu tươi đẹp” (Lý Thanh Long, học sinh lớp 10C19 Trường THPT Tây Thạnh). Một học sinh khác (em Mỹ Nhật) thì mượn lời của dòng sông bị ô nhiễm để trần tình nỗi niềm của mình: “Tôi là một dòng sông may mắn được mẹ thiên nhiên sinh ra và tồn tại trên thế gian này. Tôi nghĩ mình có thể sống với một ước mơ cao cả là tạo một không gian mát mẻ, cung cấp nước trong mùa nắng hạn… Nhưng không, chính các bạn, chính những người thiếu suy nghĩ và nhận thức kia đã nhấn chìm giấc mơ của tôi… Tôi phải xa rời những người bạn thân thiết cá, tôm… Tôi phải mang trong mình con virus ung thư do ô nhiễm môi trường…”.

Với những sản phẩm như thế, chí ít cũng sẽ có tác dụng để giáo dục chính bản thân các em trong việc bảo vệ môi trường sống, vốn là vấn đề đang rất nóng hiện nay.

Bài, ảnh: Trn Ngc Tun

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)