Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc: Trường học hạnh phúc là điển hình trong đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM s trin khai xây dng trưng hc hnh phúc khp các trưng hc năm hc 2023-2024 song không hành chính hóa, không đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua mà là cách trin khai t thân mi nhà trưng.


Th trưng B GD-ĐT Nguyn Văn Phúc phát biu v trưng hc hnh phúc

Sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý về xây dựng Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc, hiện tại Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc của TP.HCM gồm 18 tiêu chí, với 3 nhóm tiêu chuẩn: Con người (6 tiêu chí); Dạy học và hoạt động giáo dục (8 tiêu chí); Môi trường (4 tiêu chí). Năm học 2023-2024, TP.HCM sẽ triển khai xây dựng trường học hạnh phúc tại hơn 2.000 cơ sở giáo dục trên toàn thành phố.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao sự chủ động của TP.HCM khi là địa phương tiên phong triển khai bài bản trường học hạnh phúc. TP.HCM xây dựng trường học hạnh phúc sẽ là điển hình trong đổi mới giáo dục. Dù vậy, ông đề nghị TP.HCM không hình thức, không hành chính hóa, không đưa vào bất kỳ tiêu chí thi đua nào bởi Bộ GD-ĐT cũng chưa có văn bản nào, do vậy sở không có bất cứ lý do nào để đưa vào thi đua.

Theo ông, xây dựng trường học hạnh phúc không phải là phong trào mà là quá trình lâu dài để học sinh trở thành công dân hạnh phúc. Đến trường, thành phố nào chỉ cần nhìn gương mặt các em đi đứng, vui chơi là biết các em có đang hạnh phúc không. Đây là điều thực chất chúng ta hướng đến. Nói rằng trường học hạnh phúc mà học sinh mặt mày căng thẳng, thầy cô thì ưu tư thì không phải là hạnh phúc.


Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu

Việc triển khai phải mang tính tự nguyện, thầy cô cứ trung thực khách quan, tự đánh giá, so sánh, đối chiếu với những gì mình đã làm cố gắng cải thiện. Hạnh phúc là năm sau tốt hơn năm trước, đó mới là quan trọng. Làm hết các tiêu chí mà học sinh, thầy cô không hạnh phúc thì không có ý nghĩa gì…

“Trường học hạnh phúc là quá trình lâu dài, do vậy phải bình tĩnh, không nóng vội trong một vài năm. Trong quá trình triển khai tiếp tục điều chỉnh bộ tiêu chí tùy thuộc vào điều kiện thành phố, điều kiện từng trường, xem cái gì thiết thực. Sở GD-ĐT nên thiết lập thêm một trang web, hình thành diễn đàn, để thầy cô, nhà trường chia sẻ cách làm hay. Sở cũng xây dựng cẩm nang học hỏi địa phương khác, kinh nghiệm thế giới, chuyên gia. Nên có cách chia sẻ thông tin để việc lan tỏa nhanh, kịp thời” – ông đề nghị.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, nhà trường là nơi lan tỏa tốt nhất hình ảnh, nét văn hóa trong xã hội. Xây dựng trường học hạnh phúc không phải là học sinh học ít đi mà là học theo năng lực, phát huy được tối đa năng lực. Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu hướng tới hình thành phẩm chất năng lực học sinh. Trong nhà trường, không phải vì hạnh phúc của học trò mà giảm đi yêu cầu, thời lượng hay bớt đi quá trình tự hình thành kiến thức, trải nghiệm của học sinh… Do vậy, mỗi em có một thiên hướng riêng, nhà trường, phụ huynh đừng có so sánh với “con người ta”. Khái niệm “con người ta” làm mất đi hạnh phúc của học sinh rất nhiều.

“Các lần thi tuyển sinh, đại học chẳng hạn, phụ huynh hay nói: “con người ta” đậu vào trường kia, sao con mình chỉ đậu có trường này. Chính cha mẹ đã làm mất đi niềm vui, hạnh phúc học tập của con cái. Tôi mong muốn mỗi nhà trường phải làm sao cho phụ huynh chia sẻ được với nhà trường về xây dựng trường học hạnh phúc. Khi xây dựng trường học hạnh phúc có nhiều đối tượng, thầy cô, học sinh là người trực tiếp tham gia, thế nhưng cha mẹ học sinh cũng là một đối tượng mà nhà trường phải đưa vào ban tổ chức. Xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc phải có phụ huynh tham gia, phụ huynh phải đồng hành với nhà trường trong hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc” – ông Hiếu nhấn mạnh.


TP.HCM chính thc ban hành B tiêu chí trưng hc hnh phúc

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, trong kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc, TP.HCM không hành chính hóa mà mong muốn tự thân mỗi trường học mong muốn trường mình hạnh phúc, người dạy và học trong môi trường được chia sẻ, trách nhiệm, thương yêu nhau. Học sinh, giáo viên được tôn trọng, lắng nghe; cán bộ quản lý định kỳ lắng nghe thầy cô nói gì, đề xuất gì…

Sở sẽ không kiểm tra xem trường đạt bao nhiêu tiêu chí, bao nhiêu % học sinh được hạnh phúc, bởi đây không phải là xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trường học hạnh phúc là hành trình lâu dài, tự thân nhà trường phải tạo điều kiện để cải thiện chỉ số hạnh phúc, cải thiện dần những điều kiện nhà trường đang có để làm tốt hơn, làm sao mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh là mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng lẫn nhau.

“Hiệu trưởng không phải là “một ông quan giáo dục”. Nhiều hiệu trưởng rất quan cách, không biết thực tế ở trường diễn ra như thế nào. Quan trọng nhất là hiệu trưởng phải chia sẻ, lắng nghe giáo viên, giáo viên có đổi mới thì học trò mới hạnh phúc, làm sao việc chỉ đạo được đồng bộ, từ thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá, từ chia sẻ, quan hệ tốt đẹp trong nhà trường thì mới hạnh phúc” – ông Hiếu nói.

Tuy vậy, theo ông sẽ có hình thức lượng hóa bằng tự đánh giá của người trong cuộc. Ông đề nghị Phòng Chính trị tư tưởng có thể lấy ý kiến qua các đường link về mức độ hài lòng, trong quá trình làm tiếp tục lắng nghe, điều chỉnh. Đề nghị Trung tâm Thông tin, Văn phòng sở xây dựng một diễn đàn xây dựng trường học hạnh phúc tại TP.HCM trên trang web sở, mở rộng lấy ý kiến chuyên gia khắp thế giới, tạo điều kiện cho trường chia sẻ kinh nghiệm.

Dù vậy, theo ông khó khăn hiện nay của TP.HCM là sĩ số học sinh/lớp còn cao, vượt từ 30-35% so với điều kiện chuẩn, gây áp lực lớn cho giáo viên. Nhiều quận huyện sĩ số tiểu học lên đến 45-50 học sinh/lớp, rất khó khăn.

Đ Yến Khương

 

 

Bình luận (0)