Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ấm tình mẹ đỡ đầu

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nhng đa tr sinh ra trong gia đình không may khiếm khuyết ngưi thân, hoàn cnh kinh tế khó khăn, thiếu thn thì cái nm tay và hành trình đến th đô Hà Ni d tri hè cùng “m đ đu” là mt hành trình hnh phúc. đó, không ch ln đu tiên ưc mơ tr thành hin thc mà còn p , gieo lên nhng mm ưc mơ v nhng chân tri mi đy khát vng đ các em n lc vưt lên mi khó khăn…


Tiên và Khang cùng hai m đ đu d tri hè Hoa hưng dương năm 2023

1. Hôm nhận được thông báo sẽ cùng mẹ đỡ đầu Trần Thị Luận ra thủ đô dự trại hè Hoa hướng dương, em Trần Văn Khang ở thôn Tân Xuân, xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) thao thức không ngủ được. Từ nhỏ cho đến bây giờ, khi đã hoàn thành chương trình lớp 10, nơi xa nhất mà cậu bé sinh ra bên miền cát bãi ngang này đặt chân đến chỉ cách làng cậu đâu đó trong vòng chục cây số. Chuyện đi xa, đặc biệt là đến thủ đô là điều Khang chưa hề nghĩ đến. Khang loay hoay không biết chọn trang phục gì cho phù hợp, không tưởng tượng được ở Hà Nội sẽ như thế nào. Rồi tạm an tâm khi mẹ Luận đến tận nhà hướng dẫn, nhắc nhở những thứ cần thiết mang theo.

Khang sinh ra trong gia đình có 3 anh em, ở vùng biển bãi ngang nghèo thuộc thôn Tân Xuân, xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Lên 6 tuổi, ba Khang qua đời sau một tai nạn giao thông. Một mình mẹ Khang chèo chống nuôi con bằng gánh cá chạy đầu làng, cuối chợ. Gia cảnh thuộc diện hộ nghèo nhưng Khang vẫn quyết tâm đến trường học chữ. Thương hoàn cảnh và nỗ lực của Khang, năm 2022, chị Trần Thị Luận – Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Tân Xuân (xã Gio Việt) đã nhận làm “mẹ đỡ đầu”. “Sống ở miền cửa biển này, tôi thấu hiểu những khó khăn và khát vọng của các cháu không may mắn, phải chịu nhiều thiệt thòi. Tôi muốn đồng hành cùng các cháu, động viên và hỗ trợ phần nào mong các cháu được đến trường. Có con chữ, hy vọng về một công việc ổn định ở tương lai sẽ lớn hơn”, chị Luận bộc bạch.

Cùng mẹ Luận đến thủ đô Hà Nội dự trại hè Hoa hướng dương, Khang kể: “Em không thể tả hết niềm vui của mình. Mọi thứ với em đều lạ lẫm. Trại hè đã cho em cơ hội gặp gỡ các cô bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, em cùng mẹ Luận và các bạn viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn Bác Hồ, tham quan thủ đô Hà Nội, tham gia các trò chơi teambuilding, giao lưu với các cầu thủ bóng đá Viettel, các khóa tập huấn kỹ năng, định hướng nghề nghiệp, dự gala tổng kết trại hè… Chuyến đi cho em nhiều kỷ niệm và hơn thế là em có thêm kiến thức để chọn lựa nghề nghiệp khi kết thúc bậc THPT. Em sẽ nỗ lực thật nhiều để vào đại học, có việc làm nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và những hoàn cảnh khó khăn như mình”, Khang bộc bạch.

Chương trình “M đ đu” do Trung ương Hi Liên hip Ph n Vit Nam phát đng vào tháng 10-2021, nhm h tr chăm sóc, nuôi dưng tr m côi do tác đng ca Covid-19. S kin tri hè Hoa hưng dương năm 2023 đưc t chc nhân Tháng hành đng vì tr em và Ngày Gia đình Vit Nam 28-6. Có 100 cp m – con tiêu biu t 39 tnh, thành đi din cho các vùng min ca c nưc tham gia. Đây là dp đ tr đưc nhn đ đ các vùng min trong nưc gp g, giao lưu; tri nghim các hot đng vui chơi tp th, đưc hòa mình vi thiên nhiên và hc hi nhiu k năng mi.

2. Quê ở xã miền núi Hướng Tân (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), cậu bé Hồ Ngọc Tiên, đang là học sinh lớp 10, Trường THPT Hướng Hóa chịu cảnh mồ côi cha khi cơn bão Covid-19 quét qua bản làng vào 3 năm trước. Mỗi ngày, ngoài một buổi đến trường, thời gian còn lại lên rẫy phụ mẹ trồng cây ngô, cây lúa. Cũng như nhiều gia đình đồng bào thiểu số Vân Kiều ở dọc triền núi Hướng Hóa, gia đình Tiên thuộc diện hộ nghèo. Do điều kiện về địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên cả nhà sống chủ yếu dựa vào ruộng rẫy. “Từ ngày ba mất, mẹ vất vả hơn rất nhiều. Năm trước, em được mẹ Hằng – mẹ đang ở tận thủ đô Hà Nội nhận đỡ đầu, hỗ trợ nên việc đến trường của em đỡ vất vả hơn. Điều vui nhất là em lại được ra Hà Nội dự trại hè, được gặp mẹ Hằng. Mùa hè này là mùa hè đẹp nhất trong đời học sinh của em. Em biết ơn mẹ Hằng đã quan tâm, chia sẻ với em trong suốt 2 năm qua để chặng đường đến lớp của em đỡ vất vả hơn”, Tiên kể lại. Trở về sau trại hè, Tiên bảo, em đã quyết định sẽ rẽ hướng học nghề. “Đến Hà Nội, ngoài việc tham gia các hoạt động bổ ích, em được nghe các cô chú chia sẻ về định hướng nghề nghiệp. Em suy nghĩ và sẽ chọn học nghề. Đó là hướng đi phù hợp với năng lực của em hiện tại. Em nghĩ, khi mình thạo một nghề nào đó, sớm có việc làm thì không chỉ đỡ đần được cho mẹ mà còn giúp mình vững vàng hơn với công việc, tương lai”.


“M đ đu” Trn Th Lun cùng con Trn Văn Khang

3. Tiên và Khang là 2 học sinh cùng hai mẹ đỡ đầu của mình đại diện khoảng gần 500 học sinh được các hội viên phụ nữ nhận đỡ đầu trong chương trình “Mẹ đỡ đầu” tại tỉnh Quảng Trị, vinh dự tham gia trại hè Hoa hướng dương cùng 98 cặp mẹ con khác đến từ mọi miền Tổ quốc. Trên hành trình cùng mẹ đến thủ đô ấy đã tiếp thêm cho các em niềm tin, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Giữa muôn vàn khó khăn bủa vây, những cánh tay ấm áp của các mẹ đã kịp thời chìa ra nắm lấy tay các em, đồng hành cùng các em vượt qua khó khăn, vững vàng những bước chân đến trường và cùng nhìn về phía tương lai. “Công tác nhiều năm ở miền biển bãi ngang này, tôi thấm thía những mất mát đâu đó qua những mùa biển động. Thương những cháu nhỏ sớm thiếu khuyết vòng tay yêu thương của ba, mẹ. Hơn thế, tôi cũng là một người mẹ và tôi thương các cháu như con mình. Vì thế, tôi muốn đồng hành cùng các cháu, chia sẻ và tiếp thêm cho các cháu động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, chọn lựa cho mình một lối đi để sau này trưởng thành mong các cháu có việc làm ổn định, trở thành những công dân có ích cho xã hội”, chị Trần Thị Luận chia sẻ.

Thiên Phúc

Bình luận (0)