Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Mùa hè du ngoạn xứ Phù Tang

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 6, tháng 7 chính là thi gian tuyt vi đ du khách có đưc k ngh hè khó quên ti Nht Bn. Hai tháng này cũng chính là mùa ca nhng l hi truyn thng ln ti x s Phù Tang. Mùa hè Nht Bn luôn hp dn bi rt nhiu l hi hp dn đ du khách có nhng tri nghim tuyt vi.


L hi Yosakoi Soran  thành ph Hokkaido, Nht Bn

S khác bit đy n tưng

“Người Nhật có thể thưởng thức cái đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép lạnh lùng của một thanh bảo kiếm”.

Thật vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng văn hóa của xứ sở này chính là sự thống nhất của những mặt đối lập. Từ địa hình, cảnh quan tự nhiên của Nhật Bản rất đẹp đẽ, hùng vĩ, ngoạn mục, nhưng song hành với nó lại là sự khắc nghiệt, dữ dội của núi lửa, sóng thần… Đến một thành phố năng động, sáng tạo, hiện đại vào loại bậc nhất thế giới nhưng lại luôn giữ hồn của đô thị bằng những nét đẹp cổ kính và truyền thống, những đền thờ, chùa chiền, thành quách của quá khứ cổ xưa. Những tính cách trầm tư, thanh bạch và giản dị của người Nhật trong các loại hình nghệ thuật trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo… mang đầy tính thiền lý lại bên cạnh một nền công nghiệp vượt bậc với một cuộc sống sôi động và hối hả của Nhật Bản hiện đại… Tất cả như hòa vào nhau của những điều nghịch lý để tạo nên sự khác biệt đầy ấn tượng ở đảo quốc này.

Tuy vậy, ở Nhật dù hiện đại hay truyền thống đều có một mẫu số chung là tôn trọng tính kỷ luật, nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm trong mọi công việc, lấy tấm lòng để đãi tấm lòng. Điều này, chợt nhớ đến bức thư pháp tôi viết tặng cho người bạn Nhật với ngạn ngữ của người Nhật: Nhất Kỳ Nhất Hội (ichi go – ichi e/ một thời điểm, một cuộc gặp gỡ) mang ý nghĩa rằng, mỗi lần gặp gỡ trong đời đều đáng quý, đáng trân trọng, do vậy ta phải đối xử tốt nhất có thể. Và mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời đều chỉ trải qua một lần, vì vậy hãy biết trân trọng nó, và hãy biết nắm bắt nó…

Nền văn hóa Nhật Bản vô cùng đặc sắc với những lễ hội truyền thống lâu đời được lưu giữ từ ngàn đời nay. Mỗi tháng tại Nhật đều có rất nhiều dịp lễ hội và thường kéo dài trong nhiều ngày. Trong tháng 6 và tháng 7, khi du lịch Nhật Bản, du khách sẽ được hòa mình vào những lễ hội như: Lễ hội Enshu Hamakita Hiryu; Lễ hội Yosakoi Soran, Hokkaido; Lễ hội Sanno, Tokyo; Lễ hội trồng lúa Otaue, Osaka; Lễ hội đèn lồng Obon… Trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với lễ hội Yosakoi Soran Matsuri được tổ chức ở thành phố Sapporo vào đầu tháng 6 hàng năm. Người dân Nhật Bản luôn cho rằng nếu lễ hội tuyết Sapporo là lễ hội lớn nhất vào mùa đông thì Yosakoi Soran Matsuri chắc chắn là lễ hội mùa hè lớn nhất ở Hokkaido. Thực chất Yosakoi Soran Matsuri là một cuộc diễu hành nhảy múa sôi động, nơi các vũ công khoác lên mình những chiếc áo khoác Yukata hoặc Happi. Đây có lẽ là lễ hội mà du khách sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, bởi đây là một sự kiện được kế thừa và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Núi Phú Sĩ – biu tưng tinh thn Nht Bn

Với độ cao 3.776m, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật và là một di sản thiên nhiên tuyệt tác của nhân loại. Núi Phú Sĩ nổi tiếng trên thế giới như là biểu tượng của quốc gia Nhật Bản. Chính vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang…

Núi Phú Sĩ (Fujisan) có nghĩa là “núi rượu trường sinh” bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích về một nàng tiên có họ hàng với nữ thần Mặt trời – tổ tiên người Nhật Bản – bị đày từ cung trăng xuống hạ giới. Đến khi hết hạn trở về thượng giới, nàng tiên tặng vua Nhật Bản một gói trường sinh và nó được đổ vào ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Từ đó, người ta gọi là núi trường sinh hay là núi bất tử.


Núi Phú Sĩ – biu tưng tinh thn Nht Bn

Núi Phú Sĩ thuộc tỉnh Shizuka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam, có hình chóp núi, quanh năm tuyết phủ trắng xóa, trông rất hùng vĩ và đẹp mắt. Tuy nó đã nằm im từ năm 1707, nhưng ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động. Tại đỉnh núi Phú Sĩ có một miệng núi lửa với đường kính khoảng 850m và sâu 220m. Đường kính ở chân núi vào khoảng 40-50km. Núi Phú Sĩ có đặc điểm khác thường ở chỗ tuy là núi lửa tương đối trẻ, nhưng hoàn toàn không có hoạt động phun khói hay động đất. Khí hậu quanh vùng núi Phú Sĩ khá ổn định, hoa cỏ tươi tốt, chim muông phong phú. Nơi đây lại có nhiều ao hồ nên cảnh quan trở nên ngoạn mục hấp dẫn khách du lịch và cư dân đến sinh sống.

Hằng năm, núi Phú Sĩ mở cửa cho du khách tới thưởng ngoạn trong vòng hai tháng (từ ngày 1-7 đến 31-8). Đây là khoảng thời gian có khí hậu lý tưởng nhất ở núi Phú Sĩ (nhiệt độ từ 5-6 độ C). Không chỉ đến để được ngắm nhìn sự kỳ vĩ của núi mà du khách còn có thể tham gia leo núi như một thú vui giải trí. Việc leo núi Phú Sĩ khởi đầu mang tính chất tôn giáo. Lịch sử của núi Phú Sĩ với vai trò của trung tâm hành hương có nghĩa là xưa kia có rất nhiều quy định nghiêm ngặt cho những ai muốn leo đến đỉnh núi. Chẳng hạn như, người hành hương phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại năm hồ lớn ở chân núi và lưu lại một đêm tại các nhà trọ đặc biệt, cấm phụ nữ không được leo lên đỉnh núi vì cho rằng phụ nữ làm ô uế sự hiện diện các thánh thần…

Với người Nhật, núi Phú Sĩ là biểu tượng may mắn và tốt lành. Trước một hiện tượng thiên nhiên tuyệt tác như núi Phú Sĩ lòng sùng kính của họ như vô hạn. Vào thời Edo (1603 – 1867) nhiều người sùng bái đã đứng ra thành lập một tổ chức tín ngưỡng – núi Phú Sĩ được gọi là Fujiko – một đoàn thể vừa mang yếu tố của Thần Đạo vừa mang yếu tố của Đạo Phật, họ xem ngọn núi như là một nơi linh thiêng. Tục truyền rằng người sáng lập ra Fukido đã 128 lần lên đỉnh Phú Sĩ trong quãng đời 106 năm của mình. Thiền sư D.T. Suzuki có nhận xét: “Tôi thường nghĩ rằng, tình yêu thiên nhiên của người Nhật phần lớn là do hiện hữu của núi Phú Sĩ ở trung tâm hòn đảo chính Nhật Bản… cảm thức mà nó gợi lên không chỉ là cái đẹp thuộc về nghệ thuật – có một điều gì đó bao quanh nó mang tính chất tâm linh và cao quý vô song”.

Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại lấy núi Phú Sĩ làm hình ảnh tượng trưng cho đất nước mình, bởi lẽ nó thể hiện rõ nét đặc trưng cảnh quan thiên nhiên Nhật Bản: thật là hùng vĩ và ngoạn mục nhưng cũng thật dữ dội và đầy biến động – một trong những đặc trưng tạo nên tính cách của người Nhật. Núi Phú Sĩ không chỉ trở nên bất tử đối với người Nhật mà cả nhân loại. Nó chính là cái đẹp.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)