Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng nên đánh giá vội

Tạp Chí Giáo Dục

1. Tôi đã gặp nhiều lần, nhiều người lớn tiếng khẳng định: “Các nước họ có dạy ngữ văn như nước mình đâu? Sách giáo khoa ngữ văn của các nước cũng rất khác ta…”. Khi nghe ý kiến kiểu như thế, tôi cứ buồn rồi sau đấy cười. Trước hết những người nói thế cần hỏi chính bản thân: Mình đã đi dự giờ, đã trực tiếp nghe được giáo viên bao nhiêu nước dạy ngữ văn? Hoặc đã đọc, đã nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên dạy học ngữ văn được bao nhiêu nước, bao nhiêu cuốn? Đó là chưa nói đọc rồi liệu có hiểu đúng không…


Theo tác gi, trong k thi tt nghip THPT va qua, có hàng lot ngưi lên tiếng phê phán đ thi môn ng văn; trong đó có nhiu ngưi chng hiu gì vn ln tiếng phê phán. nh: Thí sinh chun b thi môn ng văn trong k thi tt nghip THPT 2023. Ảnh: Én Bông

Thế giới có hơn 200 quốc gia, nước nào cũng học môn ngữ văn, liệu mình đã biết được đầy đủ, chính xác về cách dạy, cách học, về chương trình và sách giáo khoa của bao nhiêu nước mà cứ luôn nói thế giới họ dạy ngữ văn thế này, thế kia; sách giáo khoa của họ rất khác? Còn cứ nói chung chung là họ rất khác ta, thì dứt khoát là khác nhau rồi. Ta làm sao giống Tàu và Tây được? Mỗi nước có bối cảnh và điều kiện rất khác nhau, làm sao chương trình và sách ngữ văn lại giống nhau được?

2. Có nhà văn lại lớn tiếng cho rằng: “Dạy ngữ văn theo hướng đọc hiểu là lạnh lùng, vô cảm”. Tôi cũng không biết ông ấy có nghiên cứu việc dạy học ngữ văn ở ta từ trước đến nay không; có biết xu thế quốc tế về dạy học môn này không. Và ông ấy có hiểu thế nào là dạy đọc hiểu văn bản không…, hay chỉ lấy kinh nghiệm thời mình đi học để phát biểu như thế. Còn nếu biết và hiểu rõ chuyện này thì chắc không ai phát biểu như thế.

Thứ nhất, dạy ngữ văn theo hướng đọc hiểu là xu thế quốc tế. Hầu hết các nước phát triển đều dạy theo hướng đọc hiểu. Phải dạy đọc hiểu thì họ mới đánh giá năng lực đọc hiểu. PISA (Programme for International Student Assessment) là chương trình đánh giá quốc tế lớn nhất của các nước phát triển chỉ đánh giá học sinh với ba lĩnh vực, trong đó có đọc hiểu (Reading Literacy). FIRLS (Progress in International Reading Literacy Study) cũng là một chương trình đánh giá quốc tế tương tự. Thứ hai, dạy đọc hiểu là trang bị cho học sinh cách đọc, trao quyền tự tiếp nhận của học sinh với tác phẩm văn học; phá bỏ độc quyền truyền đạt nội dung, ý nghĩa chỉ từ phía người giáo viên như giảng văn; khuyến khích học sinh tự hiểu, tự khám phá bằng chính khả năng và điều kiện của mỗi học sinh… Điều này đúng với lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại. Hơn nữa, dạy đọc hiểu đâu có lạnh lùng, vô hồn, vô cảm. Nếu biết dạy, lớp học sôi nổi hơn, học sinh được thảo luận và bày tỏ ý kiến của mình. Có chăng là dạy đọc hiểu, giáo viên sẽ bớt nói đi, không một mình độc thoại, phân tích, bình chú nữa… Có phải vì vậy mà cho rằng giờ đọc hiểu lạnh lùng, vô hồn, vô cảm? Tôi thì nghĩ, dù dạy theo lối nào, nếu năng lực giáo viên yếu kém thì giờ học đều lạnh lùng, vô cảm cả thôi, nên lỗi ấy không thuộc về lối dạy đọc hiểu hay giảng văn.


Mt tiết dy hc môn ng văn lp 12 ti Trưng THPT Bùi Th Xuân, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Dy đc hiu là trang b cho hc sinh cách đc, trao quyn t tiếp nhn ca hc sinh vi tác phm văn hc; phá b đc quyn truyn đt ni dung, ý nghĩa ch t phía ngưi giáo viên như ging văn; khuyến khích hc sinh t hiu, t khám phá bng chính kh năng và điu kin ca mi hc sinh…

3. Có người lại tuyên bố hùng hồn: Sách văn học ngày xưa toàn những tác phẩm hay, vì thế thuộc lòng đến tận bây giờ… Đã có lần tôi ngồi nghe một ông giáo sư ngành xây dựng nói thế. Tôi hỏi ông thử dẫn ra hộ vài bài thì không dẫn ra được. Ông ấy không biết rằng tất cả những bài hay thực sự của sách ngày trước hiện vẫn có trong sách bây giờ. Còn nếu bảo do rất hay nên thuộc lòng thì thử hỏi mấy câu sau đây có hay không? Vì chính tôi và các bạn cùng trang lứa, chắc ai cũng còn thuộc lòng từ sách văn ngày trước bài này:

“Con rui đu chung phân/Ri bay đến đu thc ăn vt dùng/Đem theo bao ging vi trùng/Mang nhiu bnh tt vô cùng nguy nan/Thc ăn phi đy lng bàn”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng hay dẫn ra với tôi bài ấy khi nói về sách “ngày xưa”. Thời nào cũng có bài hay bài dở, nhưng mỗi thời cần có sách cho mỗi thời. Trong khi một mặt yêu cầu đề thi cần cập nhật với những yêu cầu của thời đại mới, mặt khác lại bảo nên lấy Quốc văn giáo khoa thư ra mà dạy cần gì biên soạn sách giáo khoa mới.

4. Vừa qua đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn 12, học sinh vừa thi xong hàng loạt người lên tiếng. Có nhiều ý kiến đúng, nhưng cũng có rất nhiều người chẳng hiểu gì vẫn lớn tiếng phê phán. Tôi chợt nhớ khi còn sống, GS. Nguyễn Đăng Mạnh có lần nói: “Ông ạ, ở nước ta chỉ cần thoát nạn mù chữ là đánh giá, phê phán môn văn được rồi”. Còn thầy Cao Xuân Hạo thì viết: “Ở nước ta có một vài nhà khoa học hình như rất giỏi trong lĩnh vực của mình, nhưng từ đó lại tưởng rằng mình có thể phán truyền chân lý trong những lĩnh vực mà mình chưa từng học giờ nào, và từ đó cho ra hết nhận định này đến nhận định khác cho thấy những lỗ hổng khổng lồ mà bất kỳ ai có chút học thức chuyên ngành cũng phải lấy làm xấu hổ. Thái độ này có thể thấy rõ hơn cả đối với những ngành mà có người cho là không cần học cũng biết, đặc biệt là ngôn ngữ học và văn học. Lẽ ra nhà khoa học tự cho mình cái quyền truyền phán về một ngành khoa học khác chỉ cần nhớ lại cái quá trình mấy mươi năm gian khổ mà mình đã trải qua để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình cũng đủ hiểu là không làm gì có một ngành khoa học nào không cần học cũng biết được” (Chứng vĩ cuồng – Cao Xuân Hạo – Tiếng Việt, văn Việt, Người Việt – NXB Trẻ 2001).

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)