Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những ân tình mùa hạ!

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa h vi nhng cánh phưng khoe sc đ, tiếng ve râm ran, nhng bui chia tay bn rn ca hc trò và thy cô đy lưu luyến… Trong muôn vàn yêu thương, gi gm, có nhng li chân tình gi li cho ngưi đưa đò đy bt ng và cm đng…


Cô giáo Võ Minh Thúy và hc trò trong bui tng kết cui năm hc

T bánh mì ca cô giáo Thúy

Buổi học cuối cùng của cô trò lớp 3C, Trường TH Đông Thanh (TP.Đông Hà, Quảng Trị) diễn ra trong không khí sôi động. Kết thúc bài học cuối cùng, cô giáo Võ Minh Thúy – giáo viên chủ nhiệm lớp không quên dặn dò học sinh về hè vui chơi an toàn, không tham gia tắm sông hồ để phòng tránh đuối nước. Tiết học hôm ấy sẽ bình thường như bao lần tổng kết năm học khác trong hơn 15 năm cô đứng lớp nếu như không có một cô bé rụt rè tiến lại gần chìa ra một lá thư viết bằng trang giấy vở. Nguyễn Hà Vi – cô học trò nhỏ nói lời cảm ơn cô giáo bằng một trang thư cảm ơn về ổ bánh mì của cô. “Sự việc khó quên nhất đã lưu lại trong em là hành động đầy tình cảm của cô giáo chủ nhiệm Võ Minh Thúy. Em nhớ như in, sáng hôm đó là một buổi sáng mùa đông rất lạnh, do ngủ quên nên em đi học muộn và chưa kịp ăn sáng. Em đến lớp với cái bụng đói meo. Ngồi học trong lớp mà nó cứ réo ùng ục và khó tập trung học bài. Cô giáo Thúy đã tinh ý nhận ra được điều đó. Giờ ra chơi cô gọi em đến rồi đưa cho em một ổ bánh mì, bảo em ăn đi kẻo đói… Đó là ổ bánh mì ngon nhất em từng được ăn”, Hà Vi viết.

Cô Thúy bảo, hành động nhỏ đó chóng quên, theo thời gian và những bài dạy mới. Đọc lá thư của Hà Vi, thật bất ngờ và hạnh phúc. “Nghề giáo, mình vui khi học trò tiến bộ trong học tập, khi các em yêu thích đến trường thay vì nhiệm vụ. Đọc thư của học trò, mình rất hạnh phúc, cảm thấy yêu nghề hơn. Hy vọng, những kỷ niệm đẹp của thời học sinh mãi theo các em”, cô Thúy bày tỏ.

Trước khi chuyển công tác về thành phố vào 3 năm trước, cô giáo Thúy từng “cắm bản” ở huyện miền núi Đakrông hơn 10 năm. Mỗi ngày ngót hơn 60km đi về, cô thường bới theo cặp lồng cơm trưa. Những bữa ăn ở miền núi suốt thời gian ấy, cô thường san sẻ phần cơm của mình dành cho nhiều học trò nghèo. Cô Thúy nói: “Đa phần các em ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông nơi tôi công tác đều là con em đồng bào thiểu số Vân Kiều. Đời sống kinh tế của gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn. Các em đến trường là cả một nỗ lực lớn. Nhiều em, buổi trưa chỉ bới theo nắm cơm vắt hay gói mì tôm pha sẵn từ sáng đã khô rang để ăn trưa. Thương các em, tôi thường bới nhiều cơm hơn một chút, chia sẻ cho các em. Sự động viên của mình cũng giúp các em thấy vui vẻ hơn về mặt tinh thần và thích đến trường hơn”.


Lá thư đy xúc đng ca hc trò gi cô giáo Thúy cm ơn v  bánh mì

Ở miền núi, nhiều lần, thấy học trò không có xe đạp, nhà lại xa, cô giáo Thúy lại lặn lội xin xe cho học trò. Thầm lặng với nghề gieo chữ, với cả những việc làm đầy lòng nhân ái, cô giáo Thúy chia sẻ: “Chọn nghề giáo là đến với yêu thương. Tôi yêu nghề và yêu các em học trò. Để không học trò nào cảm giác bị thiệt thòi, tôi luôn nỗ lực để các em cảm nhận hết tình yêu của mình. Những hạt mầm yêu thương ấy, tôi mong sẽ có những mầm cây sẽ lên xanh – mầm cây nhân ái và biết sẻ chia với mọi khó khăn trong cuộc sống sau này”. 

Đến món quà siêu to ca thy giáo Hòa

Thầy Nguyễn Đình Hòa, giáo viên chủ nhiệm lớp 12/6, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) chia sẻ những dòng đầy xúc động trên Facebook sau buổi học cuối cùng kết thúc, thầy trò tạm chia tay nhau. Trong chuyến đi tổng kết lớp, tình cảm gắn kết đã được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Thầy Hòa viết: “Chuyến đi Hội An do phụ huynh tổ chức, ban đầu thầy tham gia mà thấy trách nhiệm nặng nề hơn là vui. Những lo sợ vô hình cứ thường trực. Thế nhưng khi chứng kiến các em vô tư, thoải mái vui chơi, nỗi lo mới tan biến dần. Nước mắt và nụ cười của cả phụ huynh lẫn học sinh. Tiết mục hát cùng nhau đóng băng trên xe khi trở về khiến thầy xúc động vì lúc đó mấy chục con người mới gắn kết nhau thành một tập thể”.

Mùa hè, giây phút chia tay luôn gi lên trong bao lp hc trò và c nhng thy cô đưa đò bao điu hoài nim. Nhng yêu thương thm lng y s vun lên nhng ht mm xanh tươi – ht mm ca nim tin, lòng yêu thương, s chia và c nhng khát vng v nhng điu tươi đ phía trưc!

Cũng trong buổi tổng kết ấy, người thầy cùng tập thể 12/6 đi qua 3 năm học đã nhận được một món quà siêu to. Ấy là những lá thư với những con chữ vụng về viết vội nhưng chất chứa những tình cảm chân thành. “Đó là ước mơ được gặp lại thầy với một phiên bản khác tốt hơn của một học sinh được coi là cá biệt. Hay “Mặc dù có nhiều lần em sai phạm vì cái tôi cá nhân cao nhưng thầy vẫn giúp đỡ, dặn dò”. Là bài học không nằm trong sách vở của một học sinh giỏi: “Mỗi lần con nóng tính hay khó chịu với ai, thầy luôn dạy con cái tính nhẫn nại, phải kiềm chế “bỏ qua đi cho nhẹ”. Hay “Gặp được thầy là niềm hạnh phúc lớn nhất của em”. “Em cảm thấy may mắn khi được học ở lớp do thầy chủ nhiệm, vì thầy hiểu tâm lý học sinh và thầy hài”. “Đã có lần em vừa khóc vừa kể mẹ rằng em không thể nào hòa nhập được với ngôi trường mới… em đã làm quen được thầy và các bạn, nhờ vậy khoảng thanh xuân này của em trở nên có ý nghĩa hơn””, thầy Hòa chia sẻ lại.

Chia tay một chuyến đò, đứng bên này bờ sông để tiếp tục đón những khách sang sông khác, thầy Hòa nhắn gửi: “Hãy trở thành một phiên bản tốt nhất của mình. Phiên bản tốt nhất không phải là làm được tất cả hay có được tất cả mà là phiên bản mình thấy thoải mái nhất vừa phát triển được các năng lực của bản thân vừa hài hòa với tình cảm của những người thân xung quanh. Hãy kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. Hãy biết ơn và trân trọng cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất… Cha mẹ đã cho các em một hình hài hoàn thiện, thầy cô đã cung cấp cho các em những kiến thức tối thiểu cần thiết, sống một cuộc đời như thế nào là do chính các em!”.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)