Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng: Chung cư xuống cấp, trường học… thiếu

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù là mt TP đáng sng, tuy nhiên Đà Nng li đang din ra mt thc trng đáng bun. Đó là có khá nhiu chung cư xung cp nghiêm trng nhưng cư dân vn phi sng đó vì không có tin đ đi nơi khác, chính quyn cũng chưa th di di; trưng lp thì không đ đ đáp ng nhu cu Chương trình GDPT 2018…


Ngưi dân sng thp thm ti nhiu khu chung cư xung c Đà Nng

Thiếu trưng hc ti các khu đô th mi

Để đáp ứng đủ số phòng học cho việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, chính quyền Đà Nẵng đã đưa ra đề án Xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025. Mặc dù đề án đã đi được một nửa chặng đường nhưng tình trạng thiếu phòng học, nhất là những khu vực đông dân cư vẫn chưa giải quyết được.

Ông Trần Tuấn Lợi – đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng – bức xúc, khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), khu đô thị FPT (quận Ngũ Hành Sơn), khu đô thị Golden Hills (huyện Hòa Vang)… đã “quên” xây dựng trường học, trạm y tế, mặc dù có quy hoạch đất xây dựng. Trong đó, tại khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, mặc dù chủ đầu tư đã cam kết xây dựng 10 trường học gồm: 8 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS nhưng đến nay vẫn chưa có trường học nào.

“Qua làm việc với UBND phường Hòa Xuân, Phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ cũng đã cảnh báo, năm 2024 nếu không đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thì tình trạng thiếu trường lớp tại khu đô thị này rất trầm trọng”, ông Lợi cho biết.

Theo ông Lợi, cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ chính quyền TP và vai trò giám sát của HĐND; đồng thời phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu, các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư. Với các trường hợp cố tình chây ì, không triển khai hoặc chậm triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, TP cần xem xét thu hồi đất, thu hồi dự án theo quy định để tổ chức lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng hoặc giao cho UBND quận, huyện đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng – cũng tâm tư, nhiều chủ đầu tư dự án khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, rao bán thì rất đẹp, đầy đủ chỉ tiêu nhưng tổ chức triển khai thì liên tục điều chỉnh và chậm thực hiện các cam kết về đầu tư hạ tầng xã hội.

“Khi quy hoạch chi tiết 1/500 làm khu đô thị rất đẹp, có đầy đủ các công trình công cộng. Nhưng bây giờ người dân đến ở nhiều thì trường lớp rất thiếu. UBND TP.Đà Nẵng cần sớm ban hành quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện cam kết đúng quy hoạch chi tiết”, ông Triết nói.

Khó tìm đt đ di di chung cư cũ

Ông Vũ Quang Hùng – đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng – thông tin, từ kỳ họp thứ 4, HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9 năm 2017, chất lượng các chung cư tại TP được đánh giá rất thấp. Trong 43 chung cư được đánh giá thì có 11 đạt loại khá, 19 loại trung bình, 12 loại kém. Theo đánh giá của Sở Xây dựng Đà Nẵng tại thời điểm năm 2017 thì đến năm 2020, các chung cư Thuận Phước (288 hộ), Lâm đặc sản Hòa Cường (72 hộ) sẽ hết hạn sử dụng. Nguyên nhân là các chung cư này có chất lượng kém do công trình bàn giao sử dụng đã hơn 20 năm, đầu tư với suất đầu tư thấp, quy mô nhỏ từ 3-5 tầng và không có thang máy; nhiều chung cư được thi công gấp rút để đáp ứng nhu cầu tái định cư. Bên cạnh đó, do thiếu vốn nên công tác duy tu bảo dưỡng chưa kịp thời.

Cách đây 10 năm, TP.Đà Nẵng đã có chủ trương di dời 288 hộ dân sinh sống tại chung cư Thuận Phước (quận Hải Châu). Đến nay, 8 block nhà chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng loạt hạng mục hư hỏng nặng nhưng việc di dời chưa thực hiện được.

Ông Hùng nói: “UBND TP cũng đã nhiều lần đưa ra phương án di dời chung cư Thuận Phước về Vũng Thùng (quận Sơn Trà) nhưng không nhận được đồng tình của người dân vì chế độ hộ khẩu, chỗ ở… TP đã có chủ trương giao Sở Xây dựng nghiên cứu vị trí đất để xây dựng chung cư mới khoảng 15-20 tầng phục vụ di dời toàn bộ người dân tại 2 chung cư nói trên nhưng đến nay người dân vẫn sống trong lo âu thấp thỏm, tương lai bất định”.

Tương tự, chung cư Hòa Minh (quận Liên Chiểu) với gần 300 hộ dân đang sinh sống cũng xuống cấp nghiêm trọng. Diện tích mỗi căn hộ chỉ 29-31m2, người dân phải sống trong cảnh chật chội, chen chúc. Kết quả kiểm định của Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng, chung cư Hòa Minh ở mức độ nguy hiểm cấp độ C, chưa thuộc diện phải di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị, cần thiết phải có giải pháp di dời, bố trí lại nơi ở cho các hộ dân.

Ông Phùng Phú Phong – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng – thông tin, UBND TP đã có chủ trương liên quan đến việc di dời chung cư Thuận Phước. Đây là một trong những chung cư được xây dựng thế hệ đầu tiên của TP. Hiện các khu đất xung quanh chung cư này không đáp ứng tiêu chuẩn để hình thành chung cư hiện đại vì thế không thể xây mới tại đây. Theo đó, UBND TP đã chọn khu đất ở đường Trịnh Công Sơn (quận Hải Châu) để xây chung cư hiện đại. Tuy nhiên khi triển khai còn gặp nhiều vướng mắc. Hiện nay, qua thống kê, TP đã đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng xây chung cư bằng ngân sách, chiếm hơn 82% chung cư xã hội xây bằng ngân sách trên cả nước.

Theo đó, ông Hùng kiến nghị, UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu rà soát, vận dụng các quy định của pháp luật, các chủ trương của TP; khảo sát ý kiến nhân dân; kiểm định lại các chung cư một cách khoa học, kỹ lưỡng, phù hợp với thực tiễn để nhanh chóng tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định hơn.

Phan Yên

 

Bình luận (0)