Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Bồi dưỡng tài năng văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong các gii pháp phát trin văn hc, ngh thut trong thi k mi thì vic bi dưng, chăm sóc tài năng văn hc, ngh thut là vn đ rt đưc quan tâm. Bi ch có bi dưng, chăm sóc thì tài năng văn hc ngh thut mi đưc ta sáng và phát huy năng lc ca mình đ to ra nhng tác phm tm c phng s đt nưc.


Phi to điu kin cho văn ngh sĩ hòa nhp vào cuc sng sôi đng ca đt nưc

T chc chuyến đi tìm đ tài

Theo bà Dương Cẩm Thúy (Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật TP.HCM), để văn nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước, dân tộc phải làm sao để cho văn nghệ sĩ hòa nhập vào cuộc sống sôi động của đất nước, của TP. Muốn vậy, TP phải tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ có những chuyến đi về khắp mọi miền đất nước để văn nghệ sĩ gặp những con người, nghe những câu chuyện kể từ đó hình thành những ý tưởng cho những tác phẩm văn học nghệ thuật tương lai, làm nên những tiểu thuyết, bản nhạc, điệu múa, kịch bản phim, bộ phim. Và ta có thể gọi những chuyến đi này là những chuyến đi tìm nhân vật, tìm đề tài cho văn học nghệ thuật.

Cách tổ chức đi thực tế sáng tác cũng phải đổi mới. Văn nghệ sĩ đến địa phương nào, địa phương đó cũng tiếp đón hết sức nồng hậu với những cuộc gặp, trò chuyện, bàn về đời, về nghề… Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có những khoảng lặng riêng để cảm nhận cuộc sống, những thay đổi của đất nước, địa phương rồi biến những điều đã nghe, thấy, cảm nhận mà sáng tác. Những chuyến đi ấy mới thực sự có kết quả.


Đnh hưng văn hc, ngh thut cho thanh thiếu nhi đ có lp kế tha

“Người sáng tác văn học nghệ thuật, người làm phim phải đi. Đi để thấy đất nước có muôn điều tốt đẹp mà người nghệ sĩ, người sáng tác với trái tim mẫn cảm sẽ nghe nhịp đập của cuộc sống để sáng tác. Những sáng tác đó phải nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhân dân TP.HCM, là vũ khí để góp phần đấu tranh, chống tiêu cực, chống tham nhũng, bênh vực và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân TP. Điều quan trọng hơn nữa là phải có nhiều tác phẩm nói về một TP anh hùng – nghĩa tình. Đó là ý chí kiên cường, bất khuất trong chiến đấu và sản xuất, đó là tinh thần sáng tạo dám nghĩ dám làm trước mọi khó khăn. Đó là tình yêu thương và lòng nghĩa hiệp giữa những con người… để TP.HCM trở thành TP đáng sống”, bà Thúy chia sẻ.

Đnh hưng cho thanh thiếu nhi

TP.HCM hiện nay có hơn 2,9 triệu thanh thiếu nhi, chiếm khoảng 1/3 dân số TP. Trưởng thành trong điều kiện đất nước phát triển và hội nhập, internet bùng nổ, đặc điểm nổi bật của thanh thiếu nhi hiện nay là tính cách năng động, có nhu cầu cao về xây dựng hình tượng cá nhân và tạo lập các mối liên kết xã hội. Để định hướng, giáo dục, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động trong thanh thiếu nhi, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức lối sống, định hướng văn hóa thưởng thức trong đoàn viên, thanh thiếu nhi TP, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức nhiều hoạt động.

Anh Trương Minh Tước Nguyên (Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM) cho hay, trong thời gian qua, Thành đoàn TP đã đa dạng phương thức tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm, loại hình văn học, nghệ thuật trong đoàn viên, thanh thiếu nhi TP. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giới thiệu, giao lưu, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề giới thiệu các sản phẩm văn học, nghệ thuật nhằm định hướng đoàn viên, thanh niên hướng đến các giá trị tốt đẹp, sống có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng, có hoài bão và khát vọng vươn lên, sống có ích, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Thành đoàn TP cũng tăng cường ứng dụng truyền thông đa phương tiện và công nghệ thông tin, phát huy các kênh báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội của tổ chức Đoàn; đầu tư thực hiện các sản phẩm tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm văn học, nghệ thuật.

Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới do Thành ủy TP.HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) cho hay, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa. Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp và mang lại những hiệu quả thiết thực. Trong công tác đào tạo, sở đã triển khai đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên trẻ, đạo diễn và đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật. Nhiều tài năng trẻ lĩnh vực văn học, nghệ thuật được phát hiện và bồi dưỡng, đào tạo từ rất sớm. Một số được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để có cơ hội phát triển toàn diện hơn. TP cũng thực hiện nhiều chính sách, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp để khuyến khích những tài năng văn học, nghệ thuật phát triển.

Ngoài ra, Thành đoàn TP đã phát huy hiệu quả của các câu lạc bộ, đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng từ cơ sở trong công tác tuyên truyền, cổ vũ phong trào văn hóa, văn nghệ trong quần chúng góp phần định hướng thẩm mỹ âm nhạc, văn hóa thưởng thức trong thanh thiếu nhi. Tổ chức liên hoan các nhóm văn nghệ tuyên truyền (tổ chức định kỳ 2 năm/lần) góp phần giới thiệu các sản phẩm nghệ thuật đến gần hơn với đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân TP.

Thành đoàn TP còn chỉ đạo Nhà Văn hóa Thanh niên duy trì thực hiện chương trình văn nghệ “Hát về thời hoa đỏ” gắn với các buổi biểu diễn các ca khúc âm nhạc truyền thống gắn với lịch sử đấu tranh, bảo vệ và xây dựng nước tại các khu lưu trú công nhân và một số cơ sở Đoàn trên địa bàn TP. Chương trình văn nghệ “Hát về thời hoa đỏ” đến nay đã thực hiện 20 số gắn với các sự kiện, các dịp kỷ niệm quan trọng, qua đó, cổ vũ đoàn viên, thanh niên TP tìm hiểu âm nhạc truyền thống dân tộc. “Các hoạt động tuyên truyền, xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong đoàn viên, thanh thiếu nhi TP đã được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và tổ chức đa dạng dưới nhiều hình thức. Qua đó, góp phần bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng gìn giữ, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trong đoàn viên, thanh thiếu nhi”, anh Tước Nguyên chia sẻ.

Thúy Kiu

Bình luận (0)