Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Kỹ năng viết đoạn văn ngắn đạt điểm cao

Tạp Chí Giáo Dục

Câu ngh lun xã hi (viết đon văn ngn khong 200 ch, 2 đim) rt quan trng trong đ thi tt nghip THPT. Tuy là câu hi d có đim, song đ đt đưc đim t 1,75 đến 2 là rt khó.


Giám th làm th tc trưc khi ct bì thư đng đ thi môn ng văn trong k thi tt nghip THPT năm 2023. Ảnh: Én Bông

Sau nhiều năm chấm thi, các giám khảo nhận thấy điều này: Mặc dù theo đáp án, thí sinh phải viết đúng vào trọng tâm yêu cầu của đề. Tuy nhiên, thực tế là giám khảo thường cho điểm cao đối với những bài làm vừa đủ ý theo yêu cầu ấy, lại vừa có thêm phần mở rộng, liên hệ. Thí sinh nên chọn cách triển khai theo hình thức dàn ý “tổng – phân – hợp” (tương ứng mở đoạn, triển khai và kết đoạn). Nên mở đoạn trực tiếp vào vấn đề, nếu có ý kiến thì phải trích dẫn lại ý kiến ấy. Phần triển khai cần trả lời trực tiếp vào trọng tâm của yêu cầu đề (đây là phần chính, cần viết dài), có giải thích ngắn gọn nếu thấy cần thiết và nên đưa 1, 2 dẫn chứng vào cuối phần này hoặc thêm ý phê phán, bác bỏ mặt sai trái để thuyết phục người chấm. Phần kết đoạn phải khái quát lại vấn đề, nêu bài học của vấn đề cho xã hội, bản thân (1, 2 câu).

Cách tìm ý theo các ch đ thưng xut hin trong đ thi

Khi đọc xong đề thi, thí sinh ghi ra giấy nháp những ý trọng tâm cần trả lời. Chẳng hạn với yêu cầu là “Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tác động của những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống”, thí sinh cần tìm được 4 ý trọng tâm sau đây: Suy nghĩ tích cực khiến con người có thái độ sống lạc quan, chủ động; Luôn có cái nhìn hướng về phía trước, hướng đến những điều tốt đẹp; Biết cách biến khó khăn thành cơ hội và luôn nắm bắt được cơ hội. Từ đó dễ dàng đạt được thành công; Ngoài ra, suy nghĩ tích cực còn khiến con người có mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với cộng đồng, xã hội. Sau đó dựa vào dàn ý đã gợi ý trên và các từ ngữ liên kết để viết thành đoạn văn. Dưới đây là cách tìm ý của một số chủ đề thường xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT:

Chủ đề 1: Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc (Đề minh họa năm 2022 của Bộ GD-ĐT). Các ý trọng tâm cần có khi viết: Bảo vệ giá trị văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần, bản sắc của dân tộc; Những giá trị văn hóa dân tộc tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ, làm nên sức mạnh dân tộc; Đó là biểu hiện của lòng yêu đất nước, củng cố tinh thần yêu nước. Chủ đề 2: Bàn về vai trò/ ý nghĩa/ tác dụng/sức mạnh “ý chí con người trong cuộc sống” (Đề thi năm 2019). Các ý trọng tâm gồm: Ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi nghịch cảnh; Ý chí nuôi dưỡng khát vọng; Ý chí giúp mọi người nỗ lực hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Chủ đề 3: Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày (Đề thi năm 2020). Các ý trọng tâm gồm: Giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống; Tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân; Từ đó tạo ra các giá trị cho bản thân, chuẩn bị cho tương lai, đóng góp cho cộng đồng. Chủ đề 4: Sự cần thiết phải sống cống hiến (Đề thi năm 2021). Các ý cần tìm: Sống cống hiến thể hiện trách nhiệm cá nhân với cộng đồng; Làm cho cuộc sống bản thân có ý nghĩa, được yêu mến, trân trọng; Góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển. Chủ đề 5: Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện? Các ý trọng tâm cần làm rõ gồm: Để có tư duy phản biện tốt, chúng ta cần học cách quan sát, đánh giá vấn đề một cách khách quan; Luôn đặt những câu hỏi thắc mắc khi đứng trước một vấn đề; Không a dua theo số đông, mà phải có quan điểm, chính kiến bản thân; Phải tự tin vào chính mình để mạnh dạn tranh luận; Nhưng cũng phải biết cách lắng nghe và chấp nhận lý lẽ của người khác, nếu họ đúng. Chủ đề 6: Giá trị của con người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh. Các ý cần có là: Biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh giúp con người hiểu được những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, từ đó hoàn thiện mình, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp cho xã hội; Giúp con người có điều kiện để trưởng thành nhanh chóng, vì rèn được thái độ chủ động, bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách; Cao nhất là khẳng định được chính mình, khẳng định cái “tôi” của mình trước cuộc đời; Từ đó nâng giá trị bản thân, được mọi người tin yêu, nể phục. Chủ đề 7: Sự cần thiết trong việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Các ý trọng tâm gồm: Đó là biểu hiện của lòng tự trọng; Khiến con người trưởng thành hơn; Giúp xa lánh lối sống dựa dẫm vào người khác; Rất cần thiết để cải thiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trong xã hội. Chủ đề 8: Mối quan hệ giữa khát vọng – thành công (đây là kiểu yêu cầu quan hệ giữa A và B). Các ý trọng tâm cần có khi viết là: Giữa A và B có mối quan hệ biện chứng với nhau. A là điều kiện, hệ quả để dẫn đến B, nếu không có A thì sẽ khó có B; Nếu A càng nhiều/ mạnh mẽ/ mãnh liệt, thì B càng lớn; Khi có A (khát vọng), con người sẽ có động lực phi thường để thực hiện nó (khát vọng); Do có khát vọng (A) cho nên con người thường xuyên đối mặt với thử thách khiến họ rút ra được nhiều bài học thực tiễn, rèn được bản lĩnh, ý chí từ đó họ dễ dàng đạt được thành công (B). Chủ đề 9: Tác động của những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Các ý cần có gồm: Suy nghĩ tích cực khiến con người có thái độ sống lạc quan, chủ động; Luôn có cái nhìn hướng về phía trước, hướng đến những điều tốt đẹp; Biết cách biến khó khăn thành cơ hội và luôn nắm bắt được cơ hội. Từ đó dễ dàng đạt được thành công; Ngoài ra, suy nghĩ tích cực còn khiến con người có mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với cộng đồng, xã hội.

Mt s lưu ý cn quan tâm

Thứ nhất, không viết quá dài hoặc quá ngắn (khoảng một trang rưỡi giấy thi là vừa); Không viết thành bài, mà phải viết một đoạn. Thứ hai, trong câu hỏi thường có hai vế: Vế đầu là lời dẫn gắn với văn bản đọc hiểu, vế sau là yêu cầu của đề. Cho nên cần triển khai kỹ ở vế sau để làm nổi bật vấn đề trọng tâm. Không sa đà vào bình giải văn bản đọc hiểu. Nhiều khi đề cho có liên quan đến văn bản văn học, nhưng cần nhớ đây là kiểu làm văn xã hội để tránh lạc vào thao tác phân tích văn học. Thứ ba, nắm chắc 4 yêu cầu của đáp án chấm: 1/ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn; 2/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (không lạc đề); 3/ Chính tả, dùng từ, đặt câu; 4/ Sáng tạo (có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, dẫn chứng xã hội hay, phù hợp). Mỗi yêu cầu có 0,25 điểm.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)