Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cô gái du lịch tự túc hơn 20 nước trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

T khi còn là mt sinh viên nghèo ch Trn Th Kim Cúc, tên thưng gi là Cúc T. (cu sinh viên Khoa Báo chí Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) đã mơ mng v châu Âu. Gic mơ y mi ngày mi ln đ ri bng quyết tâm ca tui tr ch đã đt chân ti hơn 20 quc gia khác nhau trên thế gii khám phá, chiêm ngưng v đp ca thiên nhiên k vĩ. Vi ch, dù bt k đ tui nào, hoàn cnh này, ch cn mình còn ưc mơ, hãy c mơ mng và xách ba lô lên đưng.


Ch Cúc T. (cm hoa) chnh cùng các bn tr trong mt bui giao lưu v hành trình khám phá châu Âu ca mình ti Đưng sách TP.HCM mi đây

Dám ưc mơ và dám thc hin

Chị Cúc T. kể, chị là người thích xê dịch. Châu Âu là nơi mà chị luôn khát khao được đặt chân đến để trải nghiệm. Trong những ngày ít tiền, nhiều lo toan, chị vẫn không thôi mơ mộng về châu Âu và nhiều thứ mà người khác cho rằng rất xa xỉ và hoang đường.

Sau khi tốt nghiệp, chị Cúc T. bắt đầu với nhiều công việc khác nhau: Viết báo, viết content, sản xuất chương trình, viết sách… để kiếm tiền thực hiện ước mơ. Năm 29 tuổi, chị Cúc T. bắt đầu đi nhiều. “Thời điểm đó đập vào mắt tôi là vô số những bài viết về những bạn trẻ phi thường. Chẳng hạn như những bài: “20 tuổi đã đi 20 nước” hoặc “Đôi vợ chồng trẻ nghỉ việc cùng nhau chu du thế giới trong 2 năm”, “25 điểm phải đến trước tuổi 25”… khiến tôi vừa cảm thấy hào hứng vừa lại thấy chùn chân bởi thấy mình có lẽ đã quá muộn màng trong hành trình xê dịch”, chị Cúc T. chia sẻ.

Rồi chị Cúc T. suy nghĩ, dù ở bất kỳ độ tuổi nào – khi còn là một sinh viên với hầu bao khiêm tốn, hay tuổi 30 bộn bề sự nghiệp, tuổi 40 đề huề gia đình, khi có người đồng hành hay lúc đơn độc… Ở bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh này, chỉ cần mình còn ước mơ, hãy cứ mơ mộng và xách ba lô lên đường. Thế là chị không ngần ngại chuẩn bị cho hành trình khám phá với biết bao điều thú vị phía trước.

Chị Cúc T. buồn cười khi nhớ lại lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài và cũng là lần đầu tiên chị được đi máy bay: “Tôi nhớ lần đó háo hức lắm. Dù chỉ bay 1 tiếng 35 phút từ TP.HCM đi Singapore mà tôi chuẩn bị cả tháng, mua sắm đủ thứ”. “Tôi đi châu Âu lần đầu tiên với tư thế của một du khách đúng nghĩa: Cố gắng thu vào tầm mắt nhiều cảnh đẹp nhất có thể, thưởng thức ngon nhất nên tôi đã đi theo một lịch trình dày đặc và hơi mất sức. Những chuyến đi về sau tôi đi chậm lại. Tôi không còn đi theo tiếng gọi của những địa danh du lịch nổi tiếng mà đi theo tiếng gọi của lòng mình. Đôi khi tôi cũng phải nghe theo cơ thể mình nữa nhất là những ngày cơ thể mệt, cần phải nghỉ ngơi”, chị Cúc T. chia sẻ.


Ch Cúc T. khám phá mt đa đim thơ mng ti Hà Lan

Về sau, hành lý xê dịch của chị Cúc T. cũng ngày càng đơn giản, gọn nhẹ. Cứ như vậy, mỗi chuyến đi của chị như một bộ lọc. Chị học cách chọn lại những gì thật sự quan trọng với mình: Hộ chiếu, thẻ tín dụng, tiền mặt… “Với dân du lịch sợ nhất là mất hộ chiếu. Với các cô gái còn sợ mất điện thoại, bao nhiêu hình đẹp. Tôi đã từng suýt mất cả hai thứ đó ở Munich và Vienna. Lúc đó tôi đã nhanh chóng tìm hiểu và vẽ ra trong đầu một kế hoạch rất rõ ràng. Tôi sẽ đi Berlin đến Đại sứ quán Việt Nam để báo mất hộ chiếu, xin làm lại giấy thông hành. Mất một ít tiền, một ít thời gian nhưng có thêm trải nghiệm mới”, chị Cúc T. chia sẻ cách xử lý khi bị mất giấy tờ.

Giúp bn thân thay đi

Cứ thế, chị Cúc T. đã đặt chân tới hơn 20 quốc gia khác nhau: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Singapore… Du lịch đã làm chị Cúc T. thay đổi từ phong cách bên ngoài cho đến suy nghĩ bên trong. Du lịch cũng biến chị từ một đứa “bánh bèo” điệu đà mong manh dễ vỡ thành một cô gái mạnh mẽ, chuộng sự thoải mái.

Không chỉ đi, chị Cúc T. còn ghi chép lại những khoảnh khắc mà mình ấn tượng nhất để lưu giữ. Điều khắc khoải nhất sau những chuyến đi châu Âu của chị Cúc T. là thân phận của những người da đen mưu sinh trên đường phố. “Có những người sinh ra đã được quyền tận hưởng nền giáo dục, người khác lại lặng lẽ gác lại ước mơ sách vì gia cảnh khó khăn. Người được hưởng cuộc sống thanh bình, người phải mạo hiểm để vượt qua những đường biên giới được bảo vệ gắt gao mong cầu cuộc sống tốt hơn. Châu Âu cũng là nơi khiến tôi hiểu thêm những khía cạnh khác của vấn đề kỳ thị chủng tộc”, chị Cúc T. bày tỏ.

Cái nghề chăm sóc người già ở Anna cũng làm cho chị Cúc T. suy nghĩ. “Một người bạn của tôi từng làm công việc tương tự để kiếm sống trong thời gian du học ở Scotland. Người già yếu không thể tự chăm sóc mình nên thuê người giúp đỡ. Dù lương cao nhưng người làm công việc này không thể làm lâu dài vì có quá nhiều cảm xúc không thể chịu đựng nổi. Hầu như tuần nào bạn tôi cũng nhận được tin có người mất. Người này ra đi thay vào đó là những khách hàng mới. Thế mới biết sinh lão bệnh tử cận kề trong chớp mắt. Bởi vậy khi còn sống chúng ta nên yêu thương và quý trọng nhau, nhất là đối với những người thân yêu của mình”, chị Cúc T. bày tỏ.

Nếu có ai hỏi chị Cúc T. sẽ đi đâu tiếp theo thì chị luôn bảo ước mơ của mình còn dài lắm. “Biết bao vùng đất thú vị mà tôi chưa đặt chân đến. Chẳng hạn như Camino de Santiago – con đường đi bộ đến “tận cùng thế giới” hay New Zealand với đại ngàn hùng vĩ… Chị Cúc T. cũng nghĩ đến việc chọn lọc lại những điểm đến. Bởi chị nhận ra đó cũng là cách mình nên áp dụng trong mối quan hệ với những người xung quanh. Điều đó giúp cho tất cả có cơ hội được biết nhau, thấy cái tốt và cái xấu, cái tươi sáng và cái u tối… “Tôi luôn tự cảm ơn bản thân đã luôn quyết tâm và thực hiện ước mơ của tuổi trẻ. Với tôi dù có làm bất cứ việc gì miễn còn đôi chân, áo quần lành lặn, còn khỏe thì cứ tận hưởng cuộc sống và chia sẻ những gì có thể cho những người xung quanh để cuộc đời luôn ý nghĩa”, chị Cúc T. tâm niệm.

Thúy Kiu

Bình luận (0)