Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thiếu kinh phí, tài liệu dạy học về phòng chống tham nhũng

Tạp Chí Giáo Dục

Vic dy hc ni dung phòng, chng tham nhũng ti các cơ s giáo dc còn gp khó do thiếu kinh phí, thiếu tài liu chính thng, mt s giáo viên dy ph thông không đưc đào to chuyên sâu v pháp lut…


Mt gi hc ca sinh viên TP.HCM

Thực trạng trên được Bộ GD-ĐT chỉ ra trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013-2014.

Dy lng ghép nên không có kinh phí riêng

Bộ GD-ĐT cho rằng, việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo là chủ trương đúng đắn, được xã hội đồng tình và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các sở GD-ĐT, giáo viên, học sinh, sinh viên. Nội dung phòng chống tham nhũng đã thu hút sự quan tâm của người học vì ý nghĩa, tầm quan trọng đối với quốc gia, dân tộc và tính chất thời sự.

Nội dung này đã góp phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phòng chống tham nhũng; nâng cao ý thức, hình thành và phát triển phẩm chất liêm chính, năng lực tự vệ của người học trước thực trạng tham nhũng và thái độ lên án, đấu tranh với tham nhũng. Theo Bộ GD-ĐT, đến nay, 100% các trường thuộc khối THPT đã tổ chức giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng. Việc dạy nội dung này ở các trường ĐH, học viện, CĐ, TC… cũng đã có những chuyển biến tích cực.

Song, bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra một số hạn chế. Cụ thể, với các trường THPT, tài liệu được biên soạn từ giai đoạn trước, giảng dạy trong chương trình 2006 còn dài, thiếu minh họa; thiếu tư liệu, hình ảnh, video nội dung phòng chống tham nhũng phù hợp đối tượng học sinh THPT, đặc biệt là tư liệu cụ thể (thời gian, con người, mức độ, hành vi…) về các đối tượng tham nhũng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Còn đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc dạy tích hợp phòng chống tham nhũng chưa có hướng dẫn cụ thể.

Bộ cho hay, tài liệu tham khảo và các tư liệu minh họa liên quan đến những vụ án tham nhũng tuy phong phú nhưng thiếu tài liệu chuẩn và chính thống cho giáo viên, học sinh. Do vậy, đa số giáo viên lúng túng trong việc tìm tư liệu thực tiễn để minh họa cho nội dung bài giảng, đặc biệt là tư liệu về các vụ án tham nhũng. Chưa kể, trong chương trình môn giáo dục công dân cấp THPT đang lồng ghép, tích hợp nhiều nội dung (bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống…). Để đảm bảo đủ số lượng tiết học theo chương trình khung và không làm tăng nội dung chương trình học, việc cung cấp kiến thức về phòng chống tham nhũng cho học sinh còn hạn chế.

Bộ GD-ĐT cũng đánh giá, nội dung phòng chống tham nhũng là nội dung mới và khó đối với cả người dạy lẫn người học nên việc tổ chức giảng dạy, phân công giáo viên, phân bổ quỹ thời gian, chuyển tải nội dung giáo dục phù hợp còn gặp khó. Đáng nói, giáo viên dạy giáo dục công dân ở THPT hầu hết không được đào tạo chuyên sâu về pháp luật lại còn kiêm nhiệm dạy môn học khác gây khó cho việc lựa chọn, tìm kiếm các nguồn tư liệu tham khảo để giảng dạy cũng như để tránh được cái nhìn tiêu cực của học sinh trước cuộc sống… Trong khi đó, khối ĐH, CĐ thì do thời lượng giảng dạy lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng còn hạn chế nên giảng viên chỉ giảng sơ lược các nội dung cơ bản mà không thể đi sâu vào những vấn đề khoa học; một số trường triển khai còn hình thức.

Tại các cơ sở giáo dục đào tạo, do nội dung phòng chống tham nhũng được giảng dạy lồng ghép nên hầu hết các trường không bố trí kinh phí riêng; nhiều địa phương, cơ sở giáo dục còn lúng túng trong dự toán kinh phí thực hiện. Cũng do kinh phí eo hẹp nên nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chưa tổ chức được hoạt động ngoại khóa liên quan đến nội dung phòng chống tham nhũng.

B GD-ĐT s cung cp đ tài liu cho giáo viên, hc sinh

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, thời gian tới Bộ GD-ĐT cho biết sẽ ban hành, cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên, học sinh. Ban hành hướng dẫn việc dạy học tích hợp phòng chống tham nhũng đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, bộ cũng tiếp tục cung cấp, bổ sung tài liệu các tình huống về nội dung phòng chống tham nhũng cả trong và ngoài nước phù hợp nội dung bài giảng, đối tượng học sinh; hỗ trợ tổ chức tập huấn, giúp các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nội dung này.

Các sở GD-ĐT thì tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng; cung cấp tài liệu, thông tin về tham nhũng cho giáo viên phục vụ giảng dạy; chủ động trong việc tham khảo các tài liệu chính thống của địa phương để phục vụ giảng dạy phòng chống tham nhũng…

Vit Ngân

 

Bình luận (0)